Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hậu Covid-19 bị khó thở kéo dài, cần làm gì?

06:45 | 12/02/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
Tình trạng khó thở thường gặp sau khi bệnh nhân khỏi Covid-19. Cảm giác khó thở có thể làm bệnh nhân lo âu và điều này có thể càng làm tình trạng khó thở tệ đi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng khó thở thường gặp sau khi bệnh nhân khỏi Covid-19. Cảm giác khó thở có thể làm bệnh nhân lo âu và điều này có thể càng làm tình trạng khó thở tệ đi. Bệnh nhân cần giữ bình tĩnh và học cách kiểm soát việc khó thở.

Tư thế làm giảm khó thở

Có một vài tư thế có thể làm giảm tình trạng khó thở. Hãy thử mỗi tư thế để xem những tư thế nào phù hợp nhất với bản thân.

Hậu Covid 19 bị khó thở kéo dài, cần làm gì?
Hậu Covid 19 bị khó thở kéo dài, cần làm gì?
Hậu Covid 19 bị khó thở kéo dài, cần làm gì?

Các kỹ thuật thở

Hậu Covid-19 bị khó thở kéo dài, cần làm gì?

Thở kiểm soát

Kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân thư giãn và kiểm soát việc thở của bệnh nhân.

- Ngồi ở tư thế thoải mái và có chỗ tựa.

- Để một tay lên ngực và một tay lên bụng.

- Chỉ khi nào thấy thoải mái, hãy nhắm mắt (nếu không thoải mái hãy mở mắt) và tập trung vào việc thở.

- Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi (hoặc bằng miệng nếu bạn không thể làm bằng mũi) và thở ra bằng miệng.

- Khi bạn thở, bạn sẽ cảm thấy bàn tay để trên bụng nhô cao hơn bàn tay để trên ngực.

- Hãy thử cố gắng từng chút một nếu có thể và làm cho nhịp thở của bạn chậm lại, thư giãn và trơn tru.

Thở theo nhịp

Việc thở theo nhịp cần thiết để luyện tập khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều hơn hoặc các hoạt động có thể làm bệnh nhân khó thở như leo cầu thang hoặc đi lên dốc. Điều quan trọng cần nhớ là không cần làm quá sức, và bạn có thể nghỉ ngơi.

- Hãy thử chia nhỏ hoạt động để thực hiện nó một cách dễ dàng hơn mà không gây mệt mỏi hay khó thở khi kết thúc.

- Hít vào khi bạn gắng sức thực hiện hoạt động, ví dụ như leo cầu thang.

- Bạn có thể thử phương pháp hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.

Theo Dân trí