Hàn Quốc mạnh tay đóng cửa 2 nhà máy nhiệt điện than để hạn chế ô nhiễm không khí
Hai nhà máy nhiệt điện than là Boryung 1 và Boryung 2 sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng 12/2020, sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch ban đầu. Bốn nhà máy nhiệt điện than khác cũng sẽ bị đóng cửa vào năm 2021.
Hai nhà máy nhiệt điện Boryung 1 và Boryung 2 phải đóng cửa để hạn chế ô nhiễm không khí. |
Một ủy ban đặc biệt về bụi mịn do Thủ tướng Lee Nak-yon đứng đầu đã tuyên bố hôm 1/11/2019 rằng chính phủ sẽ đưa ra hàng loạt biện pháp mới nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động phát thải các phân tử bụi bởi Hàn Quốc đã phải chịu đựng ô nhiễm bụi mịn độc hại ở mức độ cao. Hai trong số các giải pháp đó là cấm ô tô cũ chạy bằng dầu diesel lưu thông trên phố và giảm việc sử dụng điện than.
Đây là một thắng lợi cho Chungnam, nơi chiếm tới khoảng một nửa công suất nhiệt điện than của Hàn Quốc. Tỉnh này đã đi đầu trong chiến dịch đòi loại bỏ nhiệt điện than khi yêu cầu chính phủ cho đóng cửa trước thời hạn các nhà máy nhiệt điện than cũ và chuyển dịch từ điện than sang năng lượng sạch.
“Chúng ta đều biết rằng các nhà máy điện đốt than là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Đất nước chúng tôi có hơn 60 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động và Chungnam có 30 nhà máy trong đó 14 nhà máy đã có tuổi thọ trên 25 năm. Chúng tôi là nạn nhân chính đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí", Thống đốc Seung-Jo Yang nói. “Hiện nay điều này có nghĩa là chúng tôi không thể trì hoãn sự chuyển dịch năng lượng từ than sang năng lượng sạch cũng như đóng cửa sớm các nhà máy nhiệt điện than”, ông Yang nhấn mạnh.
Tỉnh Chungnam phải đối mặt với nhiều vấn đề từ ô nhiễm do bụi mịn. |
Kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Yang đã nỗ lực loại bỏ nhiệt điện than. Là một phần của “Kế hoạch tầm nhìn năng lượng 2050”, tỉnh Chungnam đã cam kết sử dụng tất cả các đòn bẩy chính sách và luật pháp theo thẩm quyền để đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than. Tỉnh này đã tuyên bố sẽ cho ngừng hoạt động 14 nhà máy nhiệt điện than cho đến năm 2026 đồng thời nâng công suất điện tái tạo từ 7,7% lên 47,5%. Tỉnh này cho biết sẽ giảm tiêu thụ năng lượng và giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí. Chungnam cũng cam kết về một sự chuyển dịch công bằng cho lực lượng lao động và các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Trong tiến trình đó, tỉnh Chungnam đã gia nhập Liên minh các nước coi than đá là quá khứ, là cơ cấu thuộc chính quyền đầu tiên ở châu Á thực hiện như vậy nhằm hợp tác với các đối tác toàn cầu để loại bỏ nhiệt điện than.
“Mỗi quốc gia nên tránh xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và nỗ lực để đóng cửa các nhà máy đang hoạt động càng sớm càng tốt nhằm đáp ứng các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu đã được toàn thế giới nhất trí. Chungnam đã tuyên bố một “Cuộc khủng hoảng khí hậu” lần đầu tiên với tư cách là một phần của chính phủ ở Đông Á", Thống đốc Yang nói. “Không còn nhiều thời gian để tránh những hậu quả tàn khốc của việc không hành động chống biến đổi khí hậu, điều mà chúng ta nên lưu tâm và là lý do của việc tại sao chúng ta cần hành động ngay", ông Yang cho hay.
Tỉnh Chungnam có 30 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động trong tổng số 60 nhà máy trên toàn quốc. 30 nhà máy này có tổng công suất 18 GW, gấp đôi công suất phát nhiệt điện than của Canada. |
Thành Công
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp