Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt

08:11 | 22/11/2020

161 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù đã từng tồn tại suốt một thời gian dài trong môi trường học đường lẫn gia đình, các hình thức giáo dục kèm trừng phạt đang bị cả giáo viên lẫn phụ huynh "tẩy chay" mạnh mẽ.

Giáo dục trẻ em bằng những cách như sử dụng roi vọt, mắng chửi và đuổi học... hiện đã trở nên lỗi thời, bị xem là hình thức bạo hành trẻ em, và thậm chí là vi phạm pháp luật.

Ngày càng có nhiều nhà giáo dục và các bậc phụ huynh lựa chọn các phương pháp kỷ luật tích cực để thay thế cho trừng phạt trẻ mà vẫn đạt được mục tiêu giúp trẻ trở nên tiến bộ hơn.

Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt - 1
Nhiều hình phạt dành cho học sinh đã không còn phù hợp, thậm chí là vi phạm pháp luật (Ảnh: Getty Images).

Steven Baker và Mick Simpson, 2 chuyên gia người Anh với hàng chục năm kinh nghiệm làm việc cùng trẻ em trong môi trường giáo dục, đồng thời là tác giả của quyển sách “Trường học không có trừng phạt” (A School Without Sanctions) đã giới thiệu một số phương pháp tiếp cận theo quan điểm mới.

Cuốn tài liệu này trước đó đã được sử dụng để tập huấn rộng rãi cho hàng ngàn giáo viên, nhân viên xã hội, cảnh sát, và quản giáo làm việc với thanh thiếu niên phạm pháp trong các trường giáo dưỡng ở nước Anh.

Cần xóa bỏ các hình thức kỷ luật bằng trừng phạt

Trừng phạt là một trong những hình thức kỷ luật cơ bản nhất trong lịch sử loài người, và nó tồn tại ở mọi nền văn hóa khác nhau. Hầu hết các đối tượng đều phải chịu đựng những ảnh hưởng và tác động tiêu cực gây ra bởi bạo lực về thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là với các nhóm yếu thế như trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật,...

Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt - 2
Kỷ luật trẻ bằng hình phạt thể chất lẫn tinh thần vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi (Ảnh: Pindula News).

Tuy nhiên, theo Steven Baker và Mick Simpson, việc hiểu những tác động tiêu cực của kỷ luật bằng bạo hành với trẻ em là đúng nhưng chưa đủ mà cần áp dụng những phương pháp phù hợp hơn.

“Các em học sinh đều cảm thấy vui và có động lực khi được khen ngợi”, 2 chuyên gia này rút ra kết luận như trên sau khi đã thực hiện thành công một hệ thống phương pháp với những chiến lược có tên gọi “điều chỉnh hành vi dựa trên việc khen thưởng” với học sinh trong trường học hàng chục năm nay.

Không chỉ áp dụng trong môi trường học đường, phương thức khen ngợi này cũng có thể được phụ huynh áp dụng với con cái mình tại gia đình với những “mẹo” hữu ích như sau:

Đừng tiếc lời khen khi trẻ làm điều tốt

Khi trẻ thực hiện một việc tốt nào đó, dù là nhỏ, thì bố mẹ nên dành ngay những lời khen ngợi động viên con. Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, khi được khen ngợi đúng lúc thì não bộ của con người tiết ra những hormone gây cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Và trẻ em thì lại càng thích được khen ngợi.

Không nên phản ứng ngay lập tức

Thay vì có thái độ hoặc phản ứng ngay tức thì khi trẻ mắc lỗi thì giáo viên và cha mẹ nên “lắng” lại một chút để có thời gian suy nghĩ.

Các chuyên gia gợi ý một mẹo đơn giản với phương pháp 5-5-5: Cố gắng hít vào một cách chậm rãi trong 5 giây, giữ lại 5 giây trong lồng ngực, sau đó thở ra cũng với thời gian như vậy.

Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn, giọng nói sẽ chậm hơn, nhịp tim cũng bớt đập nhanh. Và chỉ với 15 giây quý báu ấy cũng sẽ tạo nên sự khác biệt giúp chúng ta có cách ứng xử hợp lý hơn cho hành vi của trẻ.

Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt - 3
Khi trẻ mắc lỗi, thay vì quát mắng và trừng phạt thì người lớn nên bình tĩnh để có những ứng xử phù hợp với trẻ (Ảnh: NY Post).

Quan tâm đến kết quả

Hãy nói cho trẻ biết bạn cần con mình làm điều gì bằng cách đưa ra vài lựa chọn cho trẻ, nhấn mạnh vào kết quả mong đợi, sau đó hãy rời “chiến trường” để đi làm việc khác.

Ví dụ: “Nếu con chọn dọn phòng xong trước 3 giờ chiều thì mẹ chỉ cho phép con xem phim hoạt hình sau khi con xong nhiệm vụ đó”.

Trẻ rất để ý những phản ứng của người lớn

Hầu hết những thông điệp cảm xúc mà trẻ tiếp nhận từ người lớn là thông qua kênh ngôn ngữ không lời. Vậy nên, chúng ta nên thể hiện cho trẻ biết bố mẹ hay thầy cô đang rất quan tâm đến trẻ bằng cách sử dụng giọng nói bình tĩnh và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

Hai chuyên gia người Anh bàn phương pháp giáo dục không trừng phạt - 4
Dành thời gian quan tâm và lắng nghe trẻ sẽ giúp định hình tư duy tích cực cho trẻ ngay khi còn nhỏ (Ảnh: Digital Vision/Getty Images).

Kể ra 3 điều tốt trong ngày

Mỗi ngày khi trẻ đi học về hoặc trước khi đi ngủ, hãy trò chuyện cùng trẻ và gợi ý cho trẻ kể về 3 điều tích cực đã xảy ra trong ngày cũng như trẻ đã làm thế nào để đóng góp cho một trong những điều tốt đó.

Bằng cách này sẽ dần bồi đắp cho trẻ những suy nghĩ và tư duy tích cực về cuộc sống xung quanh.

“Đó là một phương pháp đơn giản nhưng kỳ diệu mà bất cứ ai cũng có thể làm cho con mình”, 2 tác giả cuốn sách nhấn mạnh.

Theo Dân trí