Hà Nội thống nhất nhóm đối tượng và đổi phương án cấp giấy đi đường
Công an TP Hà Nội vừa có thông báo về quy trình xét duyệt, cấp giấy đi đường, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 (vùng đỏ) phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 6/9. Phương án có thay đổi so với dự kiến ban đầu.
Công an Hà Nội kiểm soát người đi đường. |
Theo đó, phân chia các nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, công vụ, bao gồm cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị xã hội đóng trên địa bàn thành phố (bao gồm cả cơ quan trực thuộc và tương đương); cơ quan tổ chức, ngoại giao.
Nhóm 2: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu sẽ do Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố cấp.
Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch.
Nhóm 4: Cơ quan, báo chí truyền thông.
Nhóm 5: Công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp sau:
- Người dân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men do UBND xã, phường, thị trấn cấp duyệt theo đúng đối tượng quy định.
- Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh, mua thuốc định kỳ, đi tiêm vắc xin, xét nghiệm COVID-19, chăm sóc người bệnh và người xuất viện về).
- Cá nhân đi sân bay theo vé, cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa án
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu bao gồm các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác sẽ do công an xã, phường, thị trấn cấp.
Quy trình cấp giấy đi đường
- Đối với nhóm 1, 3, 4 do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng.
- Đối với nhóm 5 chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ (đối với cá nhân đi sân bay, đến tòa án, cơ quan ngoại giao).
- Đối với nhóm 2:
Bước 1, cử 1 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị, làm việc trực tiếp với cơ quan chủ quản (sở, ngành chức năng) để cung cấp thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, ô tô (theo biểu mẫu của Công an thành phố) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện.
Bước 2, cơ quan chủ quản tổng hợp danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các biểu mẫu của Công an thành phố.
Bước 3, căn cứ vào danh sách đề nghị của các cơ quan chủ quản, Phòng cảnh sát giao thông duyệt, in và ký, đóng dấu giấy đi đường
Bước 4, đối với giấy đi đường có mã nhận diện của người điều khiển ô tô (không đóng dấu): Phòng cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản (qua email). Cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường có mã nhận diện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân.
Đối với giấy đi đường có mã nhận diện (có ký, đóng dấu) cho các cá nhân và người điều khiển mô tô: Phòng cảnh sát giao thông gửi tới các cơ quan chủ quản để gửi cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân.
Đối với nhóm 6:
Bước 1, Thủ trưởng các đơn vị cử 1 cán bộ đại diện làm việc với công an xã, phường, thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ email và thực hiện xác thực email trên hệ thống với UBND và công an xã, phường, thị trấn.
Bước 2, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp giấy đi đường (theo biểu mẫu) và gửi về UBND các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ email đã xác thực trên hệ thống.
Bước 3, UBND xã, phường, thị trấn, duyệt danh sách cấp giấy đi đường và chuyển cho công an xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).
Bước 4, cấp giấy đi đường: công an xã, phường, thị trấn trực tiếp gửi giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã thông tin về các phương án phòng chống dịch Covid-19 sau ngày 6/9, ngày kết thúc giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội phân chia địa giới hành chính thành các khu vực vùng đỏ, vùng da cam, vùng xanh và thực hiện các biện pháp giãn cách theo tình hình cụ thể từng khu vực.
Xuân Hinh
-
Chuyện chứng khoán "sập sàn", "thầy ông nội" vào Táo Quân 2022
-
Hà Nội: Duy trì kiểm soát, không cấp giấy đi đường kể từ 6h ngày 21/9
-
Hà Nội: Từng bước nới lỏng vùng an toàn và nối lại giao thông công cộng
-
Hà Nội dỡ 39 chốt kiểm soát dịch Covid-19
-
Hà Nội: Hướng dẫn người tham gia giao thông quét mã QR tại chốt kiểm soát dịch
-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
-
Luật sư Trương Anh Tú: Dự thảo luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Nhiều đại biểu tán thành việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5%
-
UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam