Hà Nội phát hiện hàng nghìn vụ thực phẩm bẩn
Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP), Sở Y tế Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2016, công an Hà Nội đã phát hiện hàng nghìn vụ vi phạm ATVSTP, trong đó có 240 vụ vi phạm vệ sinh thú y, xử phạt hành chính 1.485 vụ, thu nộp ngân sách 6 tỷ đồng, tiêu hủy 1.500 lít rượu vang, hơn 18.000 sản phẩm động vật, 1.761 kg thủy hải sản, 3.573kg mứt ô mai, 613kg rau củ quả...
Thức ăn đường phố tại Hà Nội |
Tính ra tỷ lệ các cơ sở bị xử phạt do vi phạm ATTP trên địa bàn thành phố tăng 21% so với 6 tháng đầu năm 2015. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn tính chất các vụ vi phạm về ATTP phức tạp hơn rất nhiều khi hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trong chăn nuôi, trồng trọt và chế biến thực phẩm được sử dụng ngày càng tràn lan dẫn đến công tác quản lý như phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường, Sở Công Thương cho biết mức độ nghiêm trọng về ATTP: “Tôi là người phụ trách đường dây nóng về ATTP của Sở Công Thương. Mỗi tuần chúng tôi có ít nhất 3 cuộc họp về vấn đề này. Chính phủ và thành phố rất quan tâm tới vấn đề quản lý ATTP. Báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng ngày nào cũng đưa tin về ATTP. Trên mặt báo không ngày nào không có thông tin về ATTP”.
Ông Lộc cũng nhận định, vấn đề tiêu thụ nông sản an toàn giữa nông dân và doanh nghiệp là khâu quan trọng nhất bây giờ bởi đó là công đoạn đưa sản phẩm ra thị trường tới tay người tiêu dùng. Nhiều đơn vị, cá nhân sau khi xin được giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có giấy thông hành thì do quan hệ cung - cầu, lợi nhuận, họ mua thêm sản phẩm bên ngoài để phân phối mà không cần truy xuất nguồn gốc. Lực lượng chức năng đã xử lý, nhận dạng và cảnh báo nhiều đơn vị lớn, doanh thu lớn, uy tín như Metro là một ví dụ đi thu mua rau rủ quả từ nhiều nguồn mà không biết nguồn gốc ở đâu.
Nguyên nhân của tình trạng trên ông Lộc cho rằng chính là do từ sản xuất tới quản lý, tiêu thụ chưa thành một hệ thống quy củ để mối liên kết giữa người kinh doanh, nuôi trồng… chặt chẽ.
Để giải quyết vấn đề trên, theo các chuyên gia tham dự tọa đàm “Thực trạng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm”, cần phải có chính sách hỗ trợ cho đơn vị đứng ra tiêu thụ, tránh thông qua trung gian. Khi nông sản được kiểm soát từ khâu sơ chế, vận chuyển tới người bán thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ được kiểm soát và như thế mới là sản phẩm an toàn.
Các chuyên gia cũng dự báo, trong thời gian tới ATTP vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trong tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… do các giải pháp quản lý chưa thực hiện ngay được đồng bộ.
PV
-
Tổng cục QLTT kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa từ Tết Trung thu đến hết năm 2024
-
Rủi ro tiềm ẩn từ đồ ăn vặt bán trước cổng trường
-
Bài 2: Liệu có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm?
-
Bài 1: Nhan nhản lẩu nướng buffet giá “sinh viên”
-
Xử phạt Công ty Alama Việt Nam vì quảng cáo sữa Hiup sai giấy phép
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội