Hà Nội: Duy trì kiểm soát, không cấp giấy đi đường kể từ 6h ngày 21/9
Chiều 20/9, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp tục đưa ra các thông tin quan trọng tại hội nghị thông tin với các cơ quan báo chí về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, ngày mai (21/9) là thời hạn cuối cùng kết thúc giãn cách theo Chỉ thị 16 tại địa bàn thành phố.
Sau 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ không áp dụng quy định phân vùng, không cấp giấy đi đường với các tổ chức, cá nhân |
Về công tác sàng lọc, xét nghiệm Covid-19, thành phố vẫn sẽ triển khai nhưng chỉ tập trung xét nghiệm đối với các khu vực nguy cơ rất cao và nguy cơ cao và với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như chuỗi cung ứng, người giao hàng.
Trước đó, tại cuộc họp Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 thành phố chiều 19/9, lãnh đạo thành phố cho biết thêm về khu vực "điểm đỏ", sau ngày 21/9, nơi nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" với quy mô hẹp, phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cận phải thực hiện phong tỏa, cách ly y tế.
Về công tác tiêm chủng, thành phố tiếp tục rà soát tiêm vét mũi 1 vắc xin Covid-19 cho người dân từ trên 18 tuổi trở lên chưa tiêm hoặc hoãn tiêm, tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 trên cơ sở số vắc xin được phân, giao của Bộ Y tế.
Về lưu thông, sau 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ không áp dụng quy định phân vùng, không cấp giấy đi đường với các tổ chức, cá nhân. Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra vào thành phố để kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Trước đó, Hà Nội đã cho phép từ 12h ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND (ngày 6/9/2021) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh.
Cụ thể, từ 12h ngày 16/9, cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày) trên địa bàn 19 quận, huyện vùng xanh Hà Nội được phép hoạt động trở lại.
Theo thống kê của Sở Y tế, tính đến 18h chiều 15/9, trên địa bàn Hà Nội có 19 quận, huyện, thị xã đủ điều kiện, gồm: 6 quận và 1 thị xã: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ; Sơn Tây.
12 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hoà.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, quận sẽ tiếp tục duy trì các Tổ cơ động, thường xuyên tuần tra di động thay vì trực cố định tại các chốt. Quận sẽ xử lý nghiêm theo quy định của thành phố với các trường hợp ra đường không có giấy tờ tuỳ thân, ra đường với lý do không chính đáng (không cấp thiết, không thuộc các trường hợp mua thức ăn mang về, văn phòng phẩm, sách vở...).
Cùng với Tây Hồ, quận Cầu Giấy cũng đã có kế hoạch triển khai cụ thể sau ngày 21/9. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung cho biết, hiện quận đã cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ được hoạt động trở lại nhưng trên nguyên tắc phải có kế hoạch cụ thể về phòng, chống dịch, đảm bảo thực hiện nghiêm quy tắc 5K, những người tham gia kinh doanh dịch vụ phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19
"Quận vẫn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các vùng xanh, một số chốt của quận vẫn hoạt động. Quận được cho phép mở lại một số loại hình dịch vụ thiết yếu phục vụ người dân. Các chốt của quận, Tổ COVID cộng đồng, tổ dân phố tiếp tục duy trì hoạt động, chỉ cho phép người dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp cấp thiết, đi mua đồ ăn, đi mua văn phòng phẩm, sửa chữa đồ điện, xe máy", bà Dung cho hay.
M.C
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí