Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động
Xử phạt hơn 2.600 trường hợp vi phạm về đóng BHXH, BHYT |
Hà Nội: Những doanh nghiệp nào bị thanh tra chậm đóng bảo hiểm xã hội? |
TP HCM công khai hơn 15.000 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội |
Theo danh sách vừa được công bố, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 60.757 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm, với mức nợ thấp nhất hơn 1,2 triệu đồng đến cao nhất là hơn 57 tỷ đồng.
“Số liệu vừa công bố tính đến hết ngày 29/2/2024 theo C12-TS lấy ngày 5/3/2024. Số tiền nợ bảo hiểm đơn vị nộp trong tháng 3/2024 (nếu có) sẽ được ghi nhận vào thông báo kết quả đóng bảo hiểm tháng 3/2024 của đơn vị” - BHXH TP Hà Nội cho biết.
Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/ |
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp từ 1 tháng trở lên trên địa bàn TP Hà Nội tháng 2/2024 còn có nhiều doanh nghiệp bất động sản như: Lilama 3, Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (Cen Land), Công ty CP Sông Đà 6, Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Tập đoàn DUA FAT...
Công ty CP Đầu tư Xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex, Công ty CP đầu tư xây dựng phát triển Nhà Hà Nội số 17, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera - CN TCT Viglacera, Công ty CP KOSY, Công ty CP Hancorp, Công ty CP đầu tư kinh doanh Địa ốc Hà Nội, Công ty CP thương mại Viglacera, Công ty CP ECOLAND… cũng nằm trong danh sách nợ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của pháp luật, nếu chậm đóng BHXH, doanh nghiệp sẽ vi phạm vào một trong những điều cấm tại khoản 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo khoản 3 Điều 122 Luật này như sau:
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH, BHTN hoặc có các hành vi vi phạm khác liên quan đến việc đóng BHXH, BHTN sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia sẽ bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động và trả lại số tiền đã trốn đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. |
Huy Tùng
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Giá dầu hôm nay (18/10): Dầu thô tăng trở lại
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Giá vàng hôm nay (18/10): Tiếp đà tăng mạnh