Hà Nội chi 671 tỷ đồng làm hầm chui qua đường Giải Phóng
Tổng chiều dài hầm và đường dẫn khoảng 600m. Tổng mức đầu tư các hạng mục công trình này là hơn 671,6 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2019-2020.
Ngoài ra, dự án còn xây dựng các trụ nổi chờ cho tuyến đường sắt đô thị số 4 dự kiến đi trên cao; xây đường hai bên hầm, nút giao trên mặt bằng với đường Giải Phóng; xây các công trình hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ khác...
(Ảnh minh họa) |
Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố cập nhật quy hoạch chi tiết hai bên đường để đảm bảo khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của dự án với hạ tầng kỹ thuật hai bên đường theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời, khảo sát kỹ hiện trạng khu vực, việc di chuyển và đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và nổi thuộc dự án (nếu có) với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung thuộc khu vực xung quanh dự án phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định, đảm bảo khớp nối đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật khu vực và các dự án lân cận.
Đường Giải Phóng là một trong những những tuyến giao thông huyết mạch trên cửa ngõ phía Nam của Thành phố Hà Nội. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, đường Giải Phóng thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Trước đó, để giải quyết ùn tắc giao thông, TP Hà Nội đầu tư xây dựng ba hầm chui qua các nút giao trọng điểm. Trong đó có hầm chui Kim Liên, hầm chui nút giao Trung Hòa - đại Lộ Thăng Long và hầm nút giao Nguyễn Trãi.
H.A
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-
“Không có căn cứ để nói áp thuế GTGT 5% sẽ làm tăng giá phân bón”
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn