Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hà Nội: Bất cập trong thu gom và xử lý rác thải

14:43 | 08/05/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề nan giải của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện nhưng bài toán thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.
Cách gì để xử lý Cách gì để xử lý "núi" rác thải điện tử trên toàn cầu?
Giải pháp giảm rác thải nhựa từ thương mại điện tửGiải pháp giảm rác thải nhựa từ thương mại điện tử
Đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành điện năng tại Trà VinhĐề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành điện năng tại Trà Vinh

Phân loại rác nhưng không biết bỏ... vào đâu

Chị Nguyễn Thị Hà (ở Quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay chưa bao giờ thấy rác thải được phân loại, khái niệm này còn xa lạ với chị.

"Mỗi ngày gia đình tôi thải rất nhiều túi nylon lẫn với các loại rác thải khác như cuống rau, thức ăn thừa... vì bất kể là đi chợ hay đi siêu thị mua đồ thì mỗi món đồ đều đựng trong 1 chiếc túi nylon hoặc thịt thì đựng trong đĩa xốp bọc nylon, hộp xốp. Ngay cả thức ăn chín cũng đựng trong hộp nhựa dùng 1 lần. Nếu không bỏ đi thì cũng không biết làm gì?" - chị Hà băn khoăn.

Nhân viên thu gom rác thải chỉ thu gom 1 loại rác thải sinh hoạt, chưa qua phân loại
Nhân viên thu gom rác thải chỉ thu gom một loại rác thải sinh hoạt, chưa qua phân loại.

Còn bà Trần Hồng (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, bà đọc báo thấy có hướng dẫn phải phân loại rác nhưng mọi người vẫn chưa làm theo. Theo hướng dẫn thì mỗi hộ gia đình phải có ba thùng chứa rác, tuy nhiên điểm tập kết chưa bố trí các xe riêng để thu gom, vận chuyển.

Theo khảo sát của phóng viên, thùng chứa rác thải khu dân cư, các điểm tập kết rác, rác thải hữu cơ (cuống rau, thực phẩm thừa, vỏ hoa quả...) trộn lẫn với rác thải vô cơ (túi nylon, hộp xốp, ống hút nhựa, thủy tinh vỡ, gốm sứ vỡ...) như "chuyện thường ngày ở huyện".

Toàn bộ rác thải đều chưa được phân loại tại nơi thu gom
Toàn bộ rác thải đều chưa được phân loại tại nơi thu gom.

Được biết, ở Việt Nam, chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp một tấn rác là 879.028 đồng. Trong khi đó, mức phí do người dân chi trả chỉ khoảng 218.630 đồng/tấn. Sau khi thu gom, khoảng 63% rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp, việc chôn lấp khối lượng rác thải lớn gây quá tải bãi chôn lấp, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến người dân quanh vùng. Khoảng 14% rác được đốt, gây ô nhiễm không khí và chỉ 10% rác được tái chế.

Thực tế cho thấy, các bãi chôn lấp rác thải ở Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây)... đang quá tải và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Việc phân loại, xử lý rác thải trở thành một vấn đề "sống còn" của Thủ đô. Thế nhưng, đến nay Hà Nội chưa từng có một đề án phân loại rác thải tại nguồn áp dụng chung cho toàn thành phố.

Dự án phân loại rác chưa thu được hiệu quả

Từ năm 2006, Dự án 3R - phân loại rác từ nguồn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ được triển khai tại Thành phố Hà Nội. Dự án kéo dài trong 4 năm và được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 tổ chức khảo sát và đã triển khai trong năm 2006, với việc các chuyên gia Nhật đi khảo sát thực tế tại các điểm xử lý chất thải, các phường Phan Chu Trinh, Nguyễn Du, Láng Hạ, Thành Công.

Giai đoạn 2 được thực hiện năm 2007 với việc thí điểm phân loại rác từ nguồn tại 4 quận: Ba Ðình, Hoàn Kiếm, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, đồng thời triển khai các hoạt động tuyên truyền về giữ gìn môi trường thành phố.

Giai đoạn 3 được thực hiện trong năm 2008 - 2009 với việc đánh giá hiệu quả dự án, đồng thời nhân rộng dự án ra nhiều quận của thành phố.

Thế nhưng, dự án này chưa được nhân rộng. Việc phân loại rác thải tại 4 quận nội thành cũng đã dừng lại đến nay đã hơn 10 năm.

Vào thời điểm đó, khi rác hữu cơ được đưa đi sản xuất phân bón, công nhân phải phân loại thêm, sau đó vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn, tốn kém chi phí. Giá thành phân hữu cơ bán ra lại không bù đắp được chi phí đầu vào nên càng làm càng lỗ. Vì thế, đến nay nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn vẫn đang tạm dừng hoạt động vô thời hạn, trang thiết bị máy móc có thể trở thành một đống sắt vụn.

Với phương tiện thu gom rác như hiện nay, rất khó hình thành thói quen phân loại rá
Với phương tiện thu gom rác như hiện nay, rất khó hình thành thói quen phân loại rác.

Trao đổi với phóng viên về khó khăn chưa thể phân loại rác tại Hà Nội thời gian qua, một đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho hay: Dự án 3R - phân loại rác từ nguồn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ chưa được sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, ý thức của người dân trong vấn đề phân loại rác tại nguồn chưa cao. Việc này gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa, gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý.

Chính việc chưa phân loại khiến rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn, gây tốn kém cho quá trình xử lý. Nhiều loại không xử lý được nên phải chọn giải pháp chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường.

URENCO đã thu gom rác bằng xe cơ giới nhưng có nhiều ngõ nhỏ, công nhân của công ty phải đẩy xe rác đi thu gom. Vừa bất tiện, vừa mất thời gian, công nhân thêm vất vả trong quá trình thu gom rác.

Điểm tập kết rác còn nhiều khó khăn khi thành phố đang trong quá trình đô thị hóa thì những điểm tập kết này đều bị người dân phản đối. Hơn nữa, khi công nhân tập kết rác thải, nước rác thải chảy ra rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường, gây mùi khó chịu trong thành phố.

“Tất cả những khó khăn đó khiến suốt thời gian qua, chúng ta vẫn chưa có được một giải pháp đồng bộ, hiệu quả cho mục tiêu phân loại rác đầu nguồn, xử lý rác và sử dụng các sản phẩm tái chế” - người này nêu ý kiến.

Quỳnh Trang

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-nha
  • pvoil-duong-xa-them-gan