Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gửi quan đốc học...

07:00 | 16/05/2018

1,268 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhỏ thì “chạy trường, chạy lớp”, học xong phổ thông thì là “chạy” để học đại học, học xong là “chạy” vào công chức, vào nhà nước, vào rồi thì “chạy” chức, “chạy” quyền… Nhiều người có chức có quyền sinh ra từ “chạy” như thế đấy!

gui quan doc hoc

Tiêu cực trong thi cử, ngành Giáo dục đang nghĩ gì?

Trước khi theo cái nghiệp viết lách này, tôi cũng từng kinh qua khá nhiều khóa học, đại học, cao học,… Và tất nhiên, để theo học những lớp học kiểu như thế, tôi phải thi. Mà nói đến chuyện thi ở ta thì cũng có đủ loại, nào là thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm… Nhưng cái tôi muốn nói ở đây là thi mở, mà là thi đầu vào của một trường đại học công lập có tiếng ở Hà Nội hẳn hoi.

Thi mở được hiểu là các thí sinh được phép mang những tài liệu được Hội đồng tuyển sinh nhà trường quy định. Thí sinh sẽ vận dụng những kiến thức thực tế của mình gắn với khung lý thuyết ở trong số tài liệu được mang vào phòng thi để tự luận. Công bằng mà nói, đây là một kiểu thi rất hay, rất hiện đại vì nó đòi hỏi kiến thức thực tế, tư duy logic của mỗi thí sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, cái hay, cái hiện đại đấy lại chẳng được áp dụng. Ngồi trong một phòng thi như thế mà tôi chẳng thấy ai tự luận, tự suy cả, ai nấy cứ nhằm tài liệu mà chép, chép từng chữ, từng chữ một không bỏ xót. Mà đặc biệt, vì là lý thuyết và chép chung một giáo trình nên ai cũng chép như ai, chẳng sai lấy một dấu chấm, dấu phẩy. Vậy ai sẽ đỗ, ai sẽ trượt đây?

Chẳng nói chắc ai cũng hiểu. Muốn có bằng thì phải “chạy”!

Một đội ngũ cán bộ “đông như quân Nguyên” đã được đào tạo theo cái kiểu như thế. Đầu vào đã kém, trong quá trình cũng kém thì tất nhiên, đầu ra làm sao tốt, làm sao có chuyên môn được. Nhưng rồi, chính họ rất có thể sẽ là lãnh đạo của cơ quan này, Sở ngành kia mà chẳng ai lường trước được bởi “chạy” đã ăn vào tiềm thức của họ từ nhỏ.

Điều này có đúng không? Tôi nghĩ là có vì nhỏ thì “chạy” trường, “chạy” lớp”, học xong phổ thông thì là “chạy” để học đại học, học xong là “chạy” vào công chức, vào nhà nước, vào rồi thì “chạy” chức, “chạy” quyền… Nhiều người có chức có quyền sinh ra từ “chạy” như thế đấy!

Mà nhắc tới chuyện thi tuyển cán bộ, công chức của ta thì đúng là thảm họa, nó giống một màn kịch hơn là một cuộc thi! Mà đã là kịch thì phải có kịch bản từ trước, vai chính, vai phụ cũng phải được “phân công”, an bài, sắp đặt và tất nhiên, bao giờ cái kết có hậu cũng là: Nhân vật phụ phải “chết”, còn nhân vật chính thì “sống”. Rất khó có sự đột biến làm thay đổi kết quả trên vì theo cách nói của người đời như thế là cái kết không có hậu!

Lại một câu chuyện nữa. Tôi có anh bạn hiện đang là nhân viên hợp đồng tại Ban Quản lý dự án thuôc Bộ A. Làm việc ở đây đã nhiều năm và năm nào cũng vậy, hễ có đợt thi tuyển công chức là anh lại làm hồ sơ, rồi mải miết ngồi học, ngồi ôn tập từ lý thuyết chuyên ngành đến ngoại ngữ. Mỗi lần nghe anh nói đợt này đang bận vì chuẩn bị thi tuyển công chức ở cơ quan là tôi biết anh đang bạn học, mà là học thật, ôn thật chứ chẳng phải chơi.

Điều này không chỉ tôi hiểu, tôi biết mà ngay cả bạn bè, đồng nghiệp của anh – những người mà tôi từng có điều kiện gặp gỡ, giao lưu cũng đều khẳng định như vậy. Anh là một cán bộ mẫn cán, có chuyên môn, có năng lực, có tài, luôn tận tâm, tận tụy với công việc được giao. Nhưng ngặt một nỗi, anh thi toàn trượt!

Mọi người biết chuyện thì bảo là anh “học tài, thi phận”. Anh có tài nhưng “phận” thì đúng là không thật. Vì là dân nghiên cứu khoa học nên những chuyện kiểu chạy chỗ này, gõ cửa chỗ kia anh không làm được, anh cứ “1+1=2” nên thì làm sao qua mặt được con ông Vụ trưởng hay cháu của một sếp lớn của Bộ.

Nể cái tài của anh, phục cái tâm của anh, không ít người đã ngỏ lời “vẽ đường” cho anh đến gặp ông này, ông kia để có chỗ dựa nhưng anh chỉ cười nhẹ, cảm ơn và từ chối. Tất nhiên, cái kết mà ai cũng thấy, ai cũng biết là anh có mải miết học, chuyên môn anh có giỏi nhưng không có người đỡ đầu thì đã rõ, anh trượt hết năm này qua năm khác!

Hay như cái chuyện chạy một chân giáo viên tiểu học ở một quân nội thành tốn vài chục “vé” mà không xong cũng vậy, nó chỉ là “bề nổi” của “tảng băng chìm” mà thôi! Chưa cần bàn tới năng lực chuyên môn của “nhóm đối tượng” này mà chỉ nghĩ đến những hệ quả của nó mang lại cũng đủ sợ vì thực tế đây đang là một tiền lệ xấu trong xã hội ta. Người ta có thể “chạy” để được vào công chức, “chạy” để được làm lãnh đạo thì người ta cũng sẽ đặt ra “yêu cầu” tương tự với những người sau này khi nắm quyền quyết định trong tay.

Xã hội ta đang bị phá như thế!

Những câu chuyện trên cho thấy một điều, cái giá trị căn bản, cốt lõi của xã hội ta đang có vấn đề. Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu tính sẵn – Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Câu nói này của Bác cho thấy, vai trò của ngành giáo dục là đặc biệt quan trọng, là cái gốc, là nền tảng cho đất nước phát triển.

Nước ta có thiếu người tài, chúng ta không thiếu, thậm chí, trình độ nhiều cán bộ, chuyên gia của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao nhưng vấn đề là họ không được trọng dụng một cách đúng mực và nó là hệ quả của quá trình tuyển dụng, đào tạo, cán bộ yếu kém đã tạo ra một lớp lãnh đạo không nhỏ thiếu chuyên môn, trình độ cũng như tư cách đạo đức nhưng lại thừa mưu mẹo, mánh khóe để “chạy”, để len lỏi vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp tại nhiều Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương!

“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia”. “Nguyên khí” có vượng thế nước mới mạnh, “nguyên khí” yếu thì thế nước sẽ yếu. Và cái gốc của “nguyên khí” là “hiền tài” nhưng hiện nay, cái “nguyên khí” đây đang bị chính ngành giáo dục làm tổn thương bởi giáo dục sinh “hiền tài”. Đó là thực tế, là nỗi đau của xã hội ta nhưng không biết những người làm giáo dục có cảm nhận được nỗi đau này hay không?

Thanh Ngọc