Góp ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay là quy hoạch đất cho các dự án điện và trình tự xây dựng kế hoạch liên quan ở các địa phương đang gặp nhiều vướng mắc do chưa rõ quy định.
Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. |
Trong Nghị định hướng dẫn lập quy hoạch của nhiều địa phương, nhiều tỉnh, thành phố đã lấy y nguyên từ Thông tư 43 về trình tự lập quy hoạch của Bộ Công Thương, dù chi tiết nhưng “căn cứ, cơ chế, mức giá để thực hiện thì lại không có. Một số trường hợp các địa phương trước đây đã phê duyệt quy hoạch sau lại thay đổi, bổ sung khiến quy hoạch điện bị phá vỡ”, ông Nguyễn Đình Thắng nêu thực tế và kỳ vọng, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ quy định rõ hơn về các quy định trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch quy hoạch làm cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Về đầu tư và chủ trương đầu tư các dự án điện, ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng, trước đây, chúng ta chưa có Luật Đầu tư nhưng có tới 2 Nghị định về đầu tư cụm công nghiệp. Khi Luật Đầu tư ra đời thì 2 Nghị định này không thể triển khai mà phải đến khi Nghị định 32/2024 mới đây thì mới tiếp tục đầu tư được. “Như vậy, chúng ta phải quy định rõ các quy định về đầu tư trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư đối với dự án điện”, ông Thắng kiến nghị.
Cũng liên quan đến đầu tư dự án điện, bà Phan Thị Minh Loan - Phó Trưởng Ban Thị trường điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, hiện nay các tỉnh, thành chưa có cơ sở, cơ chế, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án điện. Việc phê duyệt chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền UBND các tỉnh nhưng do không có tiêu chí nên UBND tỉnh chỉ dựa vào năng lực, uy tín của các nhà đầu tư là chính.
Bà Phan Thị Minh Loan - Phó Trưởng Ban Thị trường điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). |
Mấu chốt của các dự án điện hiện nay, đặc biệt đối với các dự án nguồn điện là vấn đề liên quan đến giá điện, cơ chế huy động các nhà máy điện, cơ chế đảm bảo nguồn nhiên liệu... Đặc biệt, đối với các dự án BOT điện hiện nay chưa có cơ chế để phát triển; chưa có biểu giá điện như thế nào, khung giá điện ra sao...
“Chúng tôi kiến nghị, cần có cơ chế cho các dự án BOT điện vì liên quan đến nguồn vốn, thời gian, nhân lực... Xem xét đưa hình thức đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư cho các dự án BOT vào dự thảo Luật”, bà Loan kiến nghị; đồng thời đề xuất đưa các dự án BOT vào đấu thầu dựa trên tiêu chí giá điện cạnh tranh nhất.
Liên quan đến các chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực điện lực, đặc biệt là các dự án nguồn điện, trong đó có dự án sử dụng nguồn LNG... cũng cần được đưa vào dự thảo và có quy định chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
Theo báo cáo của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, để khắc phục những điểm nghẽn trong công tác quy hoạch, đầu tư của các dự án điện lực, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã dành riêng một Chương II, gồm 4 mục với 14 điều, quy định cụ thể việc lập quy hoạch phát triển điện lực; công tác đầu tư xây dựng dự án điện lực; công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, lưới điện; quy định tiến độ xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ...
Với những quy định cụ thể, chặt chẽ, việc sửa đổi Luật Điện lực được kỳ vọng sẽ tháo gỡ và giải quyết các vướng mắc trong quy hoạch điện, đầu tư các dự án nguồn điện, từ đó huy động được nguồn lực đầu tư của xã hội đến từng doanh nghiệp, từng hộ dân. Khai thác được nguồn lợi thiên nhiên to lớn, dồi dào.
Cùng với đó, việc sửa đổi Luật Điện lực còn góp phần gia tăng an ninh cung cấp điện, giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, nhập khẩu từ bên ngoài, thực hiện các cam kết toàn cầu về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, huy động được hỗ trợ tài chính từ thế giới. Cơ bản đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển điện lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tùng Dương
- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
- Bài 1: Để Quy hoạch phát triển điện lực được thực thi
- Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
- Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
- Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
TS. Nguyễn Quốc Thập: Sửa đổi Luật Điện lực cần tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Đức ký kết hợp đồng mua khí đốt tự nhiên của Mỹ trong 10 năm
-
Chủ tịch HĐQT Shinec: Kinh doanh tín chỉ carbon như "bán đàn vịt giời"
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá dầu hôm nay (26/10): Dầu thô tiếp đà tăng