Goldman Sachs: GDP Việt Nam có thể đạt 8,1% năm 2021
Goldman Sachs lần đầu tiên phát hành báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam - nền kinh tế được nhận định thuộc nhóm có độ mở, tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Dù đánh giá Việt Nam kiểm soát thành công Covid-19, Goldman Sachs cho biết các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến việc làm bị giảm sút, nền kinh tế bị tác động. Đơn cử doanh số bán lẻ giảm 31% trong tháng 4 hay 2,4 triệu người mất việc tính đến quý II. GDP quý I giảm mạnh, chỉ đạt 3,8% sau đó giảm xuống còn 0,4% trong quý II - thấp kỷ lục từ khi Việt Nam thực hiện thống kê. Tuy nhiên, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP sẽ bước vào đà phục hồi vào quý III nhờ vào đầu tư công, bán lẻ, xuất khẩu.
Theo Goldman Sachs, GDP năm 2020 dự kiến đạt 2,7%. Mức tăng này thấp hơn dự báo của World Bank (2,8%) nhưng cao hơn của Ngân hàng ADB (1,8%). Lạm phát được kỳ vọng thấp hơn so với mục tiêu 4%. Điều này trùng khớp với đánh giá của ADB.
Tổ chức này cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 khi GDP đạt 8,1% - cao nhất kể từ năm 1997. Xuất khẩu được xem là đông lực chính giúp Việt Nam phục hồi. Đến thời điểm hiện tại, lĩnh vực này đang hoạt động tương đối tốt và được dự báo sẽ vượt trội trong khu vực. Goldman Sachs đã chỉ ra ba lợi thế giúp Việt Nam xuất khẩu thuận lợi.
Thứ nhất, Việt Nam có vị thế trong chuỗi cung ứng khu vực khi có chung đường biên giới với Trung Quốc và khoảng cách 2-3 giờ lái xe.
Chi phí lao động của Việt Nam cũng được đánh giá là rất cạnh tranh. Mức lương tối thiểu dù được điều chỉnh, tăng mạnh trong một thập kỷ qua nhưng chỉ bằng nửa Trung Quốc. Đơn cử, tại những thành phố đắt đỏ nhất như Hà Nội, TP HCM, mức lương tối thiểu được quy định là 190 USD một tháng, trong khi ở Thượng Hải là 360 USD một tháng. Tại các thành phố rẻ hơn, mức lương ở Việt Nam và Trung Quốc là 132 USD một tháng và 220 USD một tháng.
Dây chuyền sản xuất gạch nhựa hèm khóa SPC của Hoàng Gia Pha Lê.Ảnh: Anh Minh. |
Những yếu tố này đã tạo ra sự dịch chuyển của các ngành may mặc, da giày, túi xách sang Việt Nam trước cả xung đột thương mại Mỹ-Trung. Từ năm 2010, dòng vốn FDI ban đầu là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế ASEAN khác, đã chảy vào Việt Nam.
Mặt khác, các thoả thuận thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn cũng có thể bảo vệ Việt Nam khỏi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Điển hình là năm 2019, đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tốt. Một bộ phận người mua tại Mỹ đã chuyển hướng mua hàng, như thiết bị viễn thông, từ Trung Quốc sang Việt Nam hay Đài Loan. Trong tương lai, Hiệp định EVFTA khiến Goldman Sachs nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn được hưởng lợi nhiều hơn.
Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là sản phẩm công nghệ cao sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam. Từ năm 2015, các sản phẩm như điện thoại thông minh, gia dụng, máy tính... đã vượt qua các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày. 8 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh Covid-19, những mặt hàng này đã tăng 6,3% so với cùng kỳ, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu do nhu cầu thiết bị làm việc tại nhà, đồ gia dụng tăng.
Thứ ba, quan hệ thương mại lâu đời với Trung Quốc cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam trong thời gian tới. Trung Quốc có thể trở thành một trong số ít những nền kinh tế có mức tăn trưởng tích cực trong năm 2020. Do vậy, kết nối thương mại với nước này có thể thúc đẩy xuất khẩu.
ASEAN từng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng từ năm 2009, Trung Quốc đã soán ngôi. Tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã tăng từ 40% năm 2019 lên 50% trong năm 2020. Trung Quốc cũng đã thay thế Mỹ từ năm 2016 với tư cách là nguồn nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam
Goldman Sachs dự báo trong kịch bản cơ sở, xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt hơn 180 tỷ USD vào cuối 2021. Dù vậy, điều này phụ thuộc vào diễn biến của dịch cũng như tình hình phát triển vaccine cho Covid-19. Nếu vaccine bị trì hoãn và số ca nhiễm mới trên toàn cầu gia tăng, hoạt động xuất khẩu có thể giảm trong năm nay và chỉ tăng nhẹ trong năm tới, dù nền kinh tế vẫn có thể tốt hơn nhiều nơi khác.
Theo VNE
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP về đích năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 11/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 5/10: Ngân hàng ồ ạt tung gói vay trả nợ nhà băng khác
-
Cơ chế giá trần sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cải thiện lợi nhuận
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4