Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm

13:46 | 09/10/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cho rằng phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để phát triển đô thị nén, Bộ Tư pháp tính toán nếu giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1-1,2 tỷ USD/năm.

Tính toán này được Bộ Tư pháp đưa ra khi đánh giá tác động của chính sách Luật Thủ đô sửa đổi. Dự luật này vừa được Chính phủ trình Quốc hội với 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi quy định thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).

Hà Nội cần gần 889.000 tỷ để phát triển 9 tuyến đường sắt đô thị

Chính phủ phân tích thực trạng Hà Nội hiện có khoảng 6,4 triệu phương tiện giao thông đường bộ (trong đó có khoảng 5,6 triệu xe máy, 685.000 ô tô các loại), chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông tại Thủ đô.

"Việc phát triển mất cân đối giữa phương tiện giao thông và kết cấu hạ tầng dẫn đến quá tải và ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm. Hậu quả gây ra là mức độ phát thải lớn, ô nhiễm môi trường cho Thủ đô", theo tờ trình của Chính phủ.

Giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm - 1
Bình quân mỗi ngày, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông phục vụ trên 32.000 lượt hành khách (Ảnh: Mạnh Quân).

Một trong những giải pháp cốt lõi để giảm phương tiện giao thông cá nhân, Chính phủ nhấn mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng một cách đồng bộ.

Theo tính toán, để kết nối các đô thị, thành phố Hà Nội cần có 9 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8km; 3 tuyến tàu điện một ray và 8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) trong tương lai. Tuy nhiên thực tế, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội chưa phát triển đúng theo quy hoạch và kế hoạch.

Chính phủ tính toán tổng vốn đầu tư để phát triển hệ thống giao thông kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh bằng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng (đường sắt đô thị, tuyến xe buýt nhanh, xe buýt thường)… vào khoảng gần 4,7 triệu tỷ đồng.

"Số vốn này là một thách thức lớn cho ngân sách của Thủ đô", Chính phủ nhận định và cho biết Hà Nội chỉ có thể đáp ứng khoảng 46% tổng nhu cầu vốn đầu tư công để phát triển cơ sở hạ tầng.

Giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm - 2
Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dự kiến được khai thác vào cuối năm 2023 (Ảnh: Quân Đỗ).

Để phát triển 9 tuyến đường sắt đô thị, Hà Nội cần hơn 888.623 tỷ đồng. Hiện tại, chỉ có 1 tuyến đường sắt đô thị đã vận hành khai thác (tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông); 4 tuyến đã có cam kết về thu xếp vốn, còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và chưa có kế hoạch về nguồn vốn.

Chính phủ cho biết một số nhà đầu tư tư nhân đã có nghiên cứu về khả năng tham gia đầu tư đường sắt đô thị nhưng sau đó dừng và không tiếp tục nghiên cứu với lý do chủ yếu là khả năng thu hồi vốn chậm, không có lợi nhuận.

Trong khi đó, các quy định pháp luật hiện hành còn thiếu cơ chế, chính sách tạo động lực thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển đô thị kết hợp với phát triển hệ thống đường sắt đô thị.

Do vậy, dự thảo Luật quy định về thực hiện dự án TOD (mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị.

"Mục tiêu của việc cho phép thực hiện các dự án TOD là nhằm phát triển các đô thị vệ tinh, giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố", Chính phủ nêu rõ.

Tiết kiệm thời gian, giảm lãng phí tiền bạc

Đánh giá tác động của chính sách này, Bộ Tư pháp nêu thống kê chỉ riêng tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã có khoảng 10.000 hành khách sử dụng vé tháng.

Bình quân mỗi ngày, tuyến 2A phục vụ trên 32.000 lượt hành khách, ngày cuối tuần phục vụ 26.000-28.000 lượt hành khách.

Giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm - 3
Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông, tháng 10/2022 (Ảnh: Mạnh Quân).

Nếu tới đây Hà Nội chuẩn bị đưa vào vận hành tuyến số 3 (Nhổn - Ga Hà Nội), hiệu quả của các tuyến đường sắt đô thị sẽ tăng thêm nhiều do khả năng kết nối tới những khu vực quan trọng của đô thị và mức độ bao phủ rộng hơn.

Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng Hà Nội cần ưu tiên phát triển thêm một số đường sắt đô thị để tạo động lực phát triển mở rộng mạng lưới đường sắt đô thị và đường sắt liên kết trong vùng Thủ đô.

Bộ Tư pháp nhận định việc phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong bán kính 1km quanh nhà ga đường sắt đô thị để phát triển đô thị (trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở…).

Bộ Tư pháp cho rằng phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để phát triển đô thị nén, nhằm giảm thiểu giao thông cơ giới, tắc đường, ô nhiễm môi trường…

Giảm tắc đường, Hà Nội sẽ tránh được thiệt hại 1,2 tỷ USD/năm - 4
Cảnh tắc đường thường thấy trong giờ cao điểm ở Hà Nội (Ảnh: Hữu Nghị).

"Việc giảm tắc đường sẽ tránh cho Hà Nội không bị thiệt hại khoảng 23.300-27.900 tỷ đồng, tương đương 1-1,2 tỷ USD/năm", Bộ Tư pháp nêu tính toán.

Nêu tác động tích cực của chính sách này với người dân, doanh nghiệp, Bộ Tư pháp tính toán khi các tuyến đường sắt đô thị đi vào khai thác, khả năng di chuyển của người dân được cải thiện đáng kể do giảm lưu lượng giao thông đường bộ.

Ví dụ, thời gian di chuyển từ bến xe Gia Lâm tới ga Hà Nội bằng xe buýt hiện nay là 30 phút, sẽ giảm xuống còn 10 phút nếu đi bằng đường sắt đô thị.

Thời gian đi lại bằng xe máy và ô tô cũng sẽ giảm xuống do áp lực giao thông trên mặt đường không còn cao khi người dân lựa chọn vận tải hành khách công cộng.

Theo Dân trí

Ám ảnh ùn tắc đô thị: Ám ảnh ùn tắc đô thị: "Khi nhà nhiều mà đường không có"
Hà Nội muốn cấm xe máy vào nội thành: Người dân đi bằng gì?Hà Nội muốn cấm xe máy vào nội thành: Người dân đi bằng gì?