Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Giá điện được điều chỉnh hợp lý, đúng quy định

07:07 | 07/09/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù việc điều chỉnh giá bán điện tăng 5% đã được thực hiện hơn 1 tháng nay nhưng dư luận vẫn có nhiều băn khoăn đằng sau quyết định này, đặc biệt là tính công khai, minh bạch trong cách tính giá của ngành điện. Để làm rõ hơn điều này, Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

 PV: Xin ông cho biết ý kiến của mình về quan điểm cho rằng việc điều chỉnh tăng giá điện là để giúp EVN bù đắp những khoản nợ, lỗ từ các năm trước?

Ông Đinh Quang Tri: Hiện nay EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010-2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỉ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỉ. Nay còn lại gần 8.000 tỉ.

Theo tính toán của chúng tôi, với việc giá điện tăng 5%, dự kiến EVN sẽ thu được 3.500 tỉ đồng đến 3.600 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí do giá than, khí lại tăng thêm 5.000 tỉ đồng và 1.000 tỉ đồng. Vậy nên phần thu tăng thêm này là không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. Do đó, chúng tôi phải điều hành giảm chi phí sản xuất, làm sao có khoản lợi nhuận bù cho phần do chi phí than và khí tăng, để đảm bảo năm 2013 không bị lỗ.

Ông Đinh Quang Tri

PV: Một điểm nữa đang rất được dư luận xã hội quan tâm là việc công khai minh bạch trong xây dựng giá thành điện của EVN, xin ông nói rõ hơn về điều này?

Ông Đinh Quang Tri: Giá thành điện theo kiểm toán năm 2012 là 1.325 đồng/kWh. Trong đó khâu phát điện 964 đồng/kWh; cho phí truyền tải 81 đồng/kWh; cho phân phối 265 đồng/kWh và 15 đồng/kWh cho khâu phụ trợ.

Năm 2012, với giá thành như vậy công ty mẹ chỉ lãi hơn 100 tỉ đồng. Mỗi năm có giá điện riêng. Giá thành năm 2013 phụ thuộc vào cơ cấu sản lượng của năm 2013. Năm nay do giá điện thương phẩm tăng 10%, EVN phải mua giá điện có giá thành cao nên giá thành cao hơn 2012. Theo quy định đầu năm 2014 kiểm toán sẽ kiểm toán toàn bộ và giữa năm 2014 sẽ công bố, trên cơ sở đó sẽ quyết định giảm hay tăng trong thời gian tới.

PV: Vậy quyết định điều chỉnh giá bán điện từ ngày 1/8/2013 đã được tính toán như thế nào, thưa ông?

Ông Đinh Quang Tri: Việc điều chỉnh giá điện này EVN thực hiện theo đúng quy trình của Thủ tướng quy định đó là EVN có trách nhiệm tính toán hằng tháng, khi có biến động về giá nhiên liệu, cơ cấu sản lượng điện thì EVN báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính thẩm định. Trong trường hợp dưới 5% thì Bộ Công Thương tự quyết định, còn vượt trên 5% sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Quy trình đã được công khai, giá thành của EVN thì hằng năm đều được kiểm toán bởi công ty kiểm toán quốc tế độc lập, báo cáo kiểm toán sẽ được EVN gửi tới Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, cũng như các tổ chức tài chính và các bộ, ngành, đồng thời công bố công khai trên báo chí. Như vậy EVN luôn thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ về tuyên truyền về phương pháp tính giá cũng như các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện cũng như nhu cầu của người tiêu dùng mà EVN cần phải đáp ứng.

PV: Nhiều ý kiến cũng cho rằng, quyết định tăng giá điện lần này sẽ tác động không nhỏ tới mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, ông nghĩ sao về điều này?

Ông Đinh Quang Tri: Theo tính toán của EVN, các đối tượng hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng ít hơn 50kWh thì không ảnh hưởng. Đối với các khách hàng dùng đến 100kWh thì tăng chi 6.000 đồng/tháng và dùng nhiều hơn sẽ trả nhiều hơn. Như vậy mức tăng này không phải là lớn đối với một hộ gia đình. Nhưng điều quan trọng là phải nhìn một cách dài hạn, nếu không tăng giá điện để bù đắp chi phí mua than thì các nhà máy điện sẽ không thể sản xuất được, các dự án nguồn điện mới cũng không thể đầu tư được, như vậy nguy cơ thiếu điện đối sẽ xảy ra rất nhanh, sẽ ảnh hưởng đến tất cả kể cả sinh hoạt của người dân.

Nhiệm vụ của EVN là mua điện của các nhà máy và thông qua các công ty truyền tải và phân phối cung cấp điện cho người dân. Vì vậy các nhà máy điện phải có đủ điện thì EVN mới có đủ điện để cung cấp cho người dân. Nếu các nhà máy không bán được, nhà máy xây chậm trong khi đó phụ tải thì vẫn tiếp tục tăng thì đến một lúc nào đó sẽ thiếu điện và khi đó EVN cũng không thể làm gì được vì các nhà máy của EVN hiện nay chỉ còn Nhà máy Thủy điện Lai Châu đang trong quá trình xây dựng.

Một điểm nữa, EVN đã thành lập 3 tổng công ty phát điện hạch toán toán độc lập và đến sau 2015 thì sẽ tiến hành cổ phần hóa nên vai trò của EVN về đầu tư nguồn điện sẽ được đặt lên vai các doanh nghiệp khác ngoài EVN. Vì vậy EVN mong muốn cần có cơ chế giá điện minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện các nhà đầu tư độc lập đầu tư và bán điện cho EVN.

PV: Vậy xin ông cho biết, giá điện sẽ được điều chỉnh như thế nào trong thời gian tới?

Ông Đinh Quang Tri: Về lộ trình điều chỉnh giá điện theo Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh điện, chi phí truyền tải phân phối được kiểm toán hằng năm. Chi phí mua điện của EVN bao nhiêu thì tính theo giá thị trường và bán điện cho người dân chỉ được phép cộng thêm phí truyền tải, phân phối và một số dịch vụ phụ trợ, không được phép thu gì hơn.

Riêng từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Ngọc