Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền lãi vỏn vẹn 181 triệu đồng/ngày năm 2022
Tập đoàn Geleximco - Công ty cổ phần vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính. Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), công ty này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với vốn điều lệ là 9.600 tỷ đồng.
Năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 66,1 tỷ đồng, giảm 86,6% so với mức hơn 488,2 tỷ đồng đạt được năm 2021.
Như vậy, tính trung bình mỗi ngày năm 2022, tập đoàn của tỷ phú Vũ Văn Tiền lãi 181 triệu đồng, còn năm trước đó lãi tới 1,3 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 11.516 tỷ đồng, gần như không đổi so với mức 11.450 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021.
Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 là 1,61 lần. Như vậy, nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 tương ứng là khoảng 18.435 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả cuối năm 2021 là 1,43 lần, do đó nợ phải trả tương đương mức khoảng gần 16.468 tỷ đồng.
Từ những dữ liệu này có thể tính ra tổng tài sản của doanh nghiệp này ghi nhận cuối năm 2022 khoảng 27.984 tỷ đồng, giảm 6,4% so với mức 18.435 tỷ đồng cuối năm 2021.
Quy mô tổng tài sản của Geleximco cuối năm 2022 tương đương với Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (27.085 tỷ đồng), nhỉnh hơn so với Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (21.539 tỷ đồng).
Theo thông tin tự giới thiệu, Geleximco cho biết hiện có quy mô nhân sự hơn 10.000 người và tổng tài sản trên 80.000 tỷ đồng. Do đó, có khả năng số liệu tài chính vừa được công bố trên HNX là của công ty mẹ Geleximco.
Với mức lãi giảm mạnh, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp sụt giảm từ mức 4,26% năm 2021 xuống chỉ còn 0,57% của năm 2022.
Dư nợ trái phiếu so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này trong 2 năm vừa qua đều duy trì ở mức trên 1 lần.
Số liệu tài chính của tập đoàn Geleximco (Ảnh chụp màn hình). |
Theo dữ liệu từ HNX, doanh nghiệp từng có 58 đợt phát hành trái phiếu tuy nhiên hiện chỉ còn 4 lô trái phiếu còn lưu hành. Những lô trái phiếu này có tổng trị giá 4.485,1 tỷ đồng với lãi suất 9,5-10%/năm, đáo hạn vào cuối năm 2023 và 2024.
Trước khi giai đoạn phát hành trái phiếu, Geleximco huy động vốn từ vay vốn từ các ngân hàng, tập đoàn lớn như Tổng Công ty Tài chính Công ty cổ phần Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng An Bình, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội. Tài sản đảm bảo là cổ phiếu Công ty cổ phần Giấy An Hòa, khu đất hoặc tòa nhà tại khu đô thị mới Lê Trọng Tấn (TP Hà Nội).
Tập đoàn Geleximco có tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco, ra đời năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Công ty này là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Sau 30 năm phát triển, Geleximco hiện là một trong những tập đoàn tư nhân quy mô hàng đầu Việt Nam với 5 lĩnh vực kinh doanh gồm sản xuất công nghiệp, tài chính - ngân hàng, bất động sản, thương mại dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
Trong đó, bất động sản là mảng hoạt động quan trọng nhất của tập đoàn này. Một số dự án mang dấu ấn có thể kể đến như An Bình Plaza, Khu đô thị thành phố giao lưu Geleximco, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Gelexia Riverside, Khu đô thị Cái Dăm (Quảng Ninh).
Theo Dân trí
Tập đoàn Geleximco ủng hộ 500 triệu đồng vì người nghèo |
Khát vọng Vũ Văn Tiền |
-
Giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia: Còn nhiều bất cập
-
Giá vàng hôm nay (21/10): Đồng loạt tăng trong phiên giao dịch đầu tuần
-
BP bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh gió ngoài khơi
-
Giá dầu hôm nay (21/10): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/10: Giá dầu sáng nay tăng nhẹ