Gần 30 doanh nghiệp được phê duyệt đề án cơ cấu lại
Thông tin về tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, năm 2022, ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang (đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần năm 2021) với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được phê duyệt đề án cơ cấu lại/Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/ |
Trong 4 tháng đầu năm 2023, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Về tình hình thoái vốn, năm 2022, ghi nhận thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.
Trong tháng 4, ghi nhận 1 doanh nghiệp thuộc SCIC thực hiện thoái vốn với giá trị 2,6 tỷ đồng, thu về 11,2 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, ghi nhận các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại 4 doanh nghiệp với giá trị là 43,9 tỷ đồng, thu về 179,2 tỷ đồng.
Nhận định tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, Bộ Tài chính cho biết, khách quan là do những bất ổn lớn của thị trường tài chính trong nước và quốc tế từ đầu năm đến nay. Đặc thù của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn này là các doanh nghiệp lớn, phạm vi hoạt động rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, một số đơn vị vi phạm quy định về quản lý vốn, tài sản đang thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra; các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các đơn vị cung ứng, sản phẩm dịch vụ công ích, hoạt động gắn liền với các hoạt động của địa phương.
Nguyên nhân chủ quan là do nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp; xử lý tồn tại tài chính còn chưa tốt, kéo dài.
Về giải pháp khắc phục, đổi mới, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Huy Tùng (t/h)
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
BRICS hấp dẫn thế nào mà hơn 30 quốc gia "săn đón"?
-
Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
-
[Infographic] Vì sao nói áp thuế VAT phân bón 5% nông dân được thụ hưởng?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 24/10: Giá dầu thế giới lấy lại đà tăng