Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Gameshow truyền hình: Đừng biến trẻ thành mồi câu khách

07:42 | 07/10/2015

Theo dõi PetroTimes trên
|
Việc bắt các bé giả trai, giả gái để biểu diễn trong các gameshow truyền hình không khác nào biến trẻ thành mồi câu khách và làm hại đến tâm lý trẻ!

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt

Gameshow truyền hình dành cho trẻ đang… ‘đầu độc’ trẻ?

Trong các gameshow truyền hình dành cho trẻ hiện nay, tiết mục các bé giả gái, giả trai để hát hò, nhảy múa xuất hiện nhan nhản. Câu hỏi đặt ra là với lứa tuổi “nhạy cảm” của các em thì liệu đây có phải là một việc làm mang tính “đầu độc” trẻ?

Liên quan đến hiện trạng các gameshow truyền hình dành cho trẻ hiện nay xuất hiện nhan nhản các tiết mục bé giả trai, giả gái để biểu diễn, PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn khẳng định rằng điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của trẻ.

Anh cho biết: “Với trẻ nhỏ, việc nhận giới tính và hành vi giới tính rất quan trọng. Trẻ cần được định hướng hiệu quả yêu cầu này trong cuộc sống. Nếu việc trẻ nam giả nữ hay trẻ nữ giả nam một cách vô tư, dấu ấn về giới tính sẽ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của trẻ. Từ đó hành vi giới tính và định hướng của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể trẻ sẽ bị những áp lực từ cuộc sống xung quanh cũng như hành trình của trẻ xây dựng hình ảnh nghệ thuật cũng có những ấn tượng nhất định dù không đáng”.

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt
Cậu bé Công Quốc (giữa) biểu diễn trong The Voice kids

Đối với khán giả nhỏ theo dõi những tiết mục này thì PGS Sơn cho biết sẽ có nguy cơ bị truyền hình làm thụ động. Cụ thể hơn đó là việc nhận thức non nớt của trẻ em sẽ bị ảnh hưởng bởi những hành vi mẫu liên quan đến hành vi giới và sự tin tưởng vào chuẩn mực hành vi giới.

Theo PGS Sơn, trẻ có khả năng nhận dạng hành vi giới tính của mình từ rất sớm, cụ thể là sau 2 tuổi. Sau 3 tuổi, trẻ sẽ định hình được hành vi giới tính ban đầu và từ 3 đến 6 tuổi, trẻ có khả năng nhận dạng về hành vi giới tính của mình và điều này sẽ phát triển rõ rệt hơn ở tuổi tiểu học.

“Vì thế, chặng đường này nên để trẻ phát triển thật tự nhiên và đừng có những tác động không ước lượng đến hệ lụy. Xu hướng khai thác về vấn đề giả trang có những hệ lụy không đơn giản cho cả một cuộc đời, một chặng đường là vậy”, anh nói.

Th.s Tâm lý Bùi Kim Trúc – GV Đại học Sài Gòn cũng nhìn nhận rằng, việc giả trai, giả gái trên truyền hình có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý, nhận thức giới tính bình thường của trẻ. Bên cạnh đó Th.s Trúc cũng chia sẻ thêm rằng, việc biểu diễn giả gái, giả trai là ngẫu nhiên thì có thể chấp nhận được nhưng việc mọi người hứng chí và xem đó là “đặc sản” thì rất cần xem xét lại.

Theo chị, việc cổ vũ, tâm đắc, coi là “đặc sản” từ người lớn chẳng khác nào là khuyến khích các em làm điều đó! “Và chính đây là lúc vấn đề nảy sinh mạnh mẽ. Trẻ liên tục giả như thế để được lòng khán giả, làm mất hình ảnh nghệ thuật mà chỉ có mang tính hài hước và đùa cợt giữa khán giả và “nghệ sĩ” sĩ nhí mà thôi”, Th.s Trúc cho biết.

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt
Theo Th.s Trúc, việc người lớn cổ vũ bé giả trai, giả gái biểu diễn là không nên

Còn với giới nghệ sĩ, như nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, anh cũng bày tỏ sự phản đối đối với việc bắt trẻ giả giới biểu diễn trên sóng truyền hình như vừa qua. Chia sẻ với PV, tác giả Nhật ký của Mẹ cho biết, những chương trình dành cho trẻ hiện nay trên truyền hình hầu hết là những chương trình thi hát chứ không phải diễn xuất. Vì thế, nếu các bé hát một bài hát đúng lứa tuổi, giới tính của mình thì người xem vẫn ủng hộ bé vì giọng hát chứ không phải là qua các màn cải trang. “Rõ ràng là ngay cả người lớn làm chương trình họ cũng đã có một suy nghĩ khá lệch lạc trong chuyện này!”.

Ngoài ra, theo quan điểm cá nhân của NS Nguyễn Văn Chung thì người lớn đang áp đặt tư duy của mình lên các bé. Bởi với các nghệ sĩ trưởng thành thì việc giả giới để biểu diễn sẽ không ảnh hưởng gì đến tâm lý nhưng với các trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức về giới thì lại hoàn toàn khác. Anh còn lo ngại rất đông các bé đang hằng ngày theo dõi các gameshow truyền hình đó cũng sẽ có những nhận thức lệch lạc về giới.

“Tôi không hiểu mục đích các chương trình đó bắt các bé giả trai, giả gái biểu diễn là với mục đích gì, họ muốn làm cho chương trình đó mới lạ hay thu hút chăng? Nhưng dẫu là vì điều gì thì việc làm đó cũng là không nên”, anh nói.

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt
Các bé hát bài đúng lứa tuổi và giới sẽ được công nhận

Ca sĩ Thu Phượng, vợ cũ MC Thành Trung, người từng tham gia gameshow Gương mặt thân quen nhí 2014 cũng bày tỏ lo ngại trước việc giả trai, giả gái biểu diễn trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, nữ ca sĩ có cái nhìn thoáng hơn rằng, việc bé trai giả gái sẽ “nguy hiểm” hơn rất nhiều so với việc bé gái giả trai. Và đó cũng chính là lý do chương trình GMTQ nhí 2014 đã ra hẳn một quy định, không cho phép bé trai giả gái biểu diễn trong chương trình.

Về khía cạnh nghệ thuật, ca sĩ Thu Phượng cho biết, việc trẻ bắt chước hay giả trai, giả gái để biểu diễn những bài hát của thần tượng mình cũng là một điều bình thường. Tuy nhiên, bé rất cần được sự định hướng tích cực của cha mẹ, người lớn để có thể phát triển tài năng một cách đúng đắn, chứ không phải sa đà vào chuyện giả giới mà thôi. 

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt

Trẻ em đang là “cứu cánh” của truyền hình thực tế?

Trong khi các chương trình truyền hình thực tế dành cho người lớn đang rơi vào trạng thái nhàn nhạt thì sắp tới đây, một loạt chương trình mà đối tượng chơi là trẻ em sẽ được lên sóng.

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt

Nhiều người đang chạy theo những phù phiếm?

Với sự phát triển một cách rầm rộ của các chương trình truyền hình thực tế, một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn theo những thứ phù phiếm, những ánh hào quang ảo, những gì mang nặng tính hình thức bên ngoài!?

gameshow truyen hinh dung bien tre thanh moi cau khach tt

Truyền hình thực tế: Đang phải khoác một chiếc áo rộng?

Tài năng bước ra từ các chương trình truyền hình thực tế đều phải “tự bơi”, thành công hay không vẫn còn là con đường dài. Thế nên việc đặt nhiều kỳ vọng vào các tài năng vô hình trung công chúng lại khoác thêm cho các chương trình này một chiếc áo rộng!

L.Trúc