Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hạ lãi suất:

Doanh nghiệp nhỏ vẫn phải chờ

07:00 | 05/04/2013

744 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho hay: “Trong vòng 1,5-3 tháng tới, mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh sẽ “rơi” xuống 9-11%/năm”. Như vậy, các doanh nghiệp (DN) sản xuất đang “khát” vốn vẫn tiếp tục phải chờ. Sau khoảng 3 tháng nữa, nếu lãi suất đã hạ như dự báo, DN có vay vốn được hay không lại là vấn đề không ai dám khẳng định. Vì còn rất nhiều vấn đề xoay quanh câu chuyện lãi suất, vay vốn giữa ngân hàng và DN đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc.

Khó tiếp cận vốn

Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn trong cuộc họp giữa lãnh đạo ngân hàng và các DN trên địa bàn Hà Nội mới đây đã thẳng thắn thừa nhận: “Là một DN lớn, có uy tín, nên Hapro không hề gặp khó khăn gì trong việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng, thậm chí DN còn được vay tín chấp hàng chục tỉ đồng. Năm 2012, công ty đã được ngân hàng cho vay 3.000 tỉ đồng, lãi suất vay bình quân VND 11-14%/năm.

Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ có vốn điều lệ thấp, để tiếp cận nguồn vốn lại không đơn giản, vì DN có ít tài sản để thế chấp ngân hàng. Mặt khác, hiện nay không ít DN cũng tỏ ra ngại ngần, không dám vay vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn bởi họ vẫn chưa tìm thấy đầu ra cho sản phẩm, vẫn loay hoay với câu hỏi “không biết vay vốn để làm gì?”.

Rõ ràng, ở đây các ngân hàng đã có sự phân biệt DN nhỏ và DN lớn. Vì thế, nếu lãi suất có hạ thêm nữa thì cũng không ai có thể dám chắc bao nhiêu DN vừa và nhỏ sẽ được vay vốn.

Để giải quyết thực trạng này, theo ông Vũ Thanh Sơn, “Ngân hàng cần xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống ngưỡng 10%/năm cho phù hợp “sức” DN hiện nay; có cơ chế “thoáng” hơn để các DN nhỏ, vốn điều lệ ít, nhưng có dự án tốt có thể tiếp cận vốn, thay vì phải thế chấp tài sản, kéo dài thêm thời gian giãn nợ đối với một số ngành hàng còn đang gặp khó khăn”.

Cùng những trăn trở về tình trạng “cho vay - đi vay” hiện nay, ông Đỗ Văn Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt 19-5 Hà Nội chia sẻ: “Năm 2013 là một năm khó khăn với DN, đặc biệt là những DN vừa và nhỏ vì không tìm được “đầu ra” cho sản phẩm, nhưng lại không thể vay vốn ngân hàng để trở lại sản xuất”. Vì vậy, ông Minh cũng cho rằng, “Ngân hàng cần rà soát lại chế độ chính sách, có cơ chế để DN tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, điều chỉnh giảm lãi suất, kéo dài thời gian giãn nợ. Không chỉ hỗ trợ cho DN sản xuất mà ngân hàng cần ưu đãi lãi suất cho vay tiêu dùng như vay mua xe, mua nhà… vì có tiêu dùng mới có sản xuất”.

Phản ánh những tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An nhấn mạnh: “Phần lớn các DN có nhu cầu vay vốn đến nay vẫn rất khó tiếp cận mặc dù lãi suất cho vay đã hạ xuống. Các DN sản xuất đang sống dở, chết dở. Một số thì đang lâm vào tình trạng hàng hóa tồn đọng, không thể bán. Một số đã có đơn hàng nhưng vẫn không có tiền để tiếp tục sản xuất.  Phải xem đây là vấn đề quan trọng vì nền kinh tế sống được là nhờ DN sản xuất”.

Ngóng tin lãi suất hạ

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, những nỗ lực của ngành ngân hàng là đáng ghi nhận. Năm 2012, ngân hàng đã điều chỉnh 6 lần lãi suất. Từ tháng 5/2012, lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, được điều chỉnh giảm từ 15%/năm xuống mức 12%/năm. Đồng thời triển khai một số gói sản phẩm tín dụng VND có mức lãi suất dưới 10%/năm. Đến cuối năm 2012, mặt bằng lãi suất VND  giảm mạnh 3-6%/năm; lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011; lãi suất huy động và cho vay bằng USD tương đối ổn định.

Tuy nhiên, DN có nhu cầu được vay vốn vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn tiền để vay. Ngoài vấn đề lãi suất thì các vấn đề khác như tâm lý “sợ cho vay - sợ đi vay” của ngân hàng và DN cũng đang là những cản trở đối với dòng tiền này. Có một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng của các ngân hàng lo lắng, sợ phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay nên rụt rè khi quyết định các phương án cho vay khiến nhiều DN khát vốn lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.

Báo cáo động thái DN Việt Nam quý III/2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong quý III hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có chiều hướng xấu đi Trần lãi suất cho vay hiện là 15% nhưng chỉ có 0,6% số DN cho rằng mức lãi vay này là hợp lý trong thời điểm hiện tại. Nếu buộc phải chấp nhận mức lãi suất 15% thì chỉ có 44,1% DN thấy có thể chịu được trong thời gian lâu dài. Có 31,1% DN cho rằng mức lãi suất hợp lý 10-11% và 31,7% cho là mức 8-9%. Có 63,1% DN cho rằng hàng tồn kho thực sự là mối lo ngại của DN trong giai đoạn này, trong đó 34,7% DN có hàng tồn kho quý III tăng lên so với quý II và 33,5% bằng với quý II.

Trước thực trạng khó khăn của các DN vay vốn hiện nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khẳng định: “Thời gian tới, NHNN sẽ duy trì chính sách áp dụng trần lãi suất để tiếp tục giữ vai trò là “nhạc trưởng” cho các ngân hàng thực hiện. Dự báo, trong năm 2013, lạm phát sẽ được kiểm soát dưới mức 7%, đây sẽ là tiền đề để các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, chính sách lãi suất cần có độ trễ, nên lãi suất không thể giảm ngay mà trong vòng 1,5-3 tháng tới, mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh sẽ “rơi” xuống 9-11%/năm, các khoản vay cũ sẽ được đưa xuống dưới 13%/năm”. Thống đốc Bình cũng cam kết: “Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho những DN có dự án kinh doanh tốt mà không cần tài sản bảo đảm”.

Thực tế, bản thân các ngân hàng cũng bị áp lực lớn vì sợ cho vay rồi không thu được nợ, nhưng nói đi rồi phải nói lại, không thể vì tâm lý đấy mà lại tạo ra những rào cản đối với DN. Suy cho cùng thì DN và ngân hàng là mối quan hệ không thể tách rời, phải dựa vào nhau cùng sống và cùng phát triển thì vốn trong nhà băng mới khơi thông được, DN cũng có tiền để khôi phục sản xuất, trả nợ ngân hàng.

Theo khảo sát của Vietnam Report thì đa phần đại diện của các DN lớn và DN tăng trưởng đều cho rằng, nguồn huy động vốn của họ chủ yếu vẫn là từ ngân hàng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp của năm 2012 (chỉ khoảng 8-9% so với 2011) và sơ bộ đến hết quý I/2013 tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, cho thấy dường như ngân hàng – DN vẫn đang trên con đường tìm kiếm nhau.


Đức Minh