Doanh nghiệp dệt may “chuyển mình” theo xu thế tiêu dùng
Bên lề Diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online”, Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn nhanh đối với ông Hoàng Thế Nhu - Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 về những giải pháp để công ty nhanh chóng bắt nhịp trong xu thế số hóa hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cả trong và ngoài nước khiến đời sống và nhu cầu mua sắm của người dân có nhiều thay đổi.
Ông Hoàng Thế Nhu - Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10 |
PV: Dịch Covid-19 đã khiến nhu cầu cũng như thói quen của người dân thay đổi, vậy Tổng công ty May 10 bắt nhịp với xu thế này như nào và đã có giải pháp gì để thích ứng?
Ông Hoàng Thế Nhu: Trong chiến lược phát triển, Tổng công ty May 10 đã thực hiện số hóa mấy năm nay. Đó là xu hướng tất yếu trong tiêu dùng hiện đại.
Kỹ thuật số ở đây được chúng tôi triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tổ chức hệ thống bán hàng, hình thức triển khai, phương thức thanh toán.
Do triển khai bán hàng trực tuyến phải gắn chặt với hình thức thanh toán trực tuyến nên đó là rào cản đối với doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Với rào cản này, May 10 xác định bán hàng trực tuyến qua thương mại điện tử cũng nằm trong chiến lược trọng tâm của May 10, kèm theo đó là số hóa các công đoạn trước đó nữa.
Để làm được điều này doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ từ vấn đề lực lượng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đến văn hóa. Dựa trên 3 yếu tố đó chúng tôi phải triển khai từ cái cơ bản nhất là số hóa từng bộ phận. Khi số hóa các bộ phận chúng ta mới có được những quy trình kèm theo số hóa đó, thì việc thực hiện số hóa trong sản xuất, kinh doanh, phân phối và bán hàng trực tuyến đến người tiêu dùng mới thành công được.
PV: Sản phẩm đặc thù của May 10 là thời trang may mặc, vậy May 10 có giải pháp gì để tiếp cận được khách hàng một cách tối ưu nhất trên sàn giao dịch điện tử?
Ông Hoàng Thế Nhu: Đối với mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như thực phẩm thì bán hàng trực tuyến cũng sẽ dễ hơn so với hàng may mặc thời trang. Khi một sản phẩm may mặc ra đời, người mua hàng xem trực tuyến muốn biết sản phẩm này có phù hợp với mình không, kích thước có vừa với mình không, màu sắc có trung thực không… đó là những băn khoăn, trăn trở của hầu hết của khách hàng.
Để giải quyết những băn khoăn trên, chúng tôi đang rất quan tâm và đầu tư công nghệ để khách hàng dù không trực tiếp nhìn thấy sản phẩm nhưng vẫn biết được sản phẩm thực sự có phù hợp với mong muốn, sở thích của mình hay không.
Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cách làm để qua hình ảnh của khách hàng có thể tư vấn cho khách hàng số đo phù hợp… Đó cũng là tiền đề để phát triển sản phẩm may đo trong tương lai, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng muốn chọn được sản phẩm phù hợp thị hiếu của mình.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong sáu tháng đầu năm giảm khoảng 20% so cùng kỳ nhưng theo các chuyên gia, quý I và quý II, ngành dệt may Việt Nam chưa phải chịu tác động nhiều do các đơn hàng được ký từ những tháng cuối năm 2019. Với sức mua toàn cầu giảm, văn hóa tiêu dùng thay đổi, những tháng cuối năm mới là thời điểm cam go nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải năng động hơn nữa, nhất là tận dụng được những cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. |
Minh Loan
Xuất khẩu dệt may, da giày khởi sắc trở lại vào cuối năm? |
Những dấu hiệu phục hồi sản xuất công nghiệp |
Xuất khẩu xơ sợi giảm mạnh nhất trong ngành hàng dệt may vì Covid-19 |
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 7/11: Tỷ giá USD/VND tăng cao nhất lịch sử
-
Smart Banking 2024: Định hình tương lai số cho ngành Ngân hàng
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
-
Tin tức kinh tế ngày 27/10: Thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Giải pháp của mô hình dịch vụ công ở các hội nghề nghiệp
-
Tăng cường hợp tác quốc tế và phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
-
Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế
-
Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo