Đợt cắt giảm sản lượng của Ả Rập Xê-út sẽ đem lại kết quả trong quý 3
Nga nói Mỹ đừng ‘dạy khôn’ Ả Rập Xê-út về chính sách khai thác dầu mỏ |
Saudo Aramco khẳng định cung cấp đủ dầu thô trong tháng 7 bất chấp thông báo giảm sản lượng của Ả Rập Xê-út |
Ngay cả trước khi vương quốc này công bố các biện pháp mới đầy bất ngờ, OPEC đã dự đoán rằng dự trữ dầu thô thế giới sẽ cạn kiệt nhanh chóng trong nửa cuối năm trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu phục hồi sau đại dịch.
Với việc cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày sẽ được Riyadh thực hiện vào tháng 7 - và có thể được kéo dài - sự thiếu hụt sẽ gia tăng. Tiêu thụ dầu thô thế giới sẽ vượt nguồn cung khoảng 2,7 triệu thùng/ngày vào tháng tới, một báo cáo từ OPEC cho biết hôm thứ Ba.
Nếu Ả Rập Xê-út chọn tiếp tục cắt giảm trong cả quý thứ 3, thì việc đó sẽ tạo ra mức thâm hụt dầu thô lớn nhất kể từ năm 2021.
Bất chấp tình trạng thắt chặt dự kiến, các nhà giao dịch dầu thô cho đến nay vẫn phản ứng thờ ơ với các hạn chế mới do Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman công bố vào ngày 4/6. Giá dầu Brent tương lai đã giảm 4% xuống gần 73 USD/thùng kể từ khi kế hoạch của Riyadh được công bố, do lo ngại về nhu cầu mờ nhạt ở Trung Quốc.
Việc giảm giá có thể được hoan nghênh bởi Mỹ và các quốc gia tiêu thụ khác, những quốc gia đã lên án OPEC và các đồng minh của họ vì đã gây ra lạm phát bằng cách cắt giảm nguồn cung dầu. Nhưng điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng cho các nhà khai thác như Ả Rập Xê-út, quốc gia mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tin rằng cần giá dầu trên 80 USD/thùng để trang trải chi tiêu của chính phủ.
Theo báo cáo, 13 thành viên của OPEC đã cắt giảm nguồn cung 464.000 thùng/ngày vào tháng trước xuống chỉ còn hơn 28 triệu thùng/ngày khi họ thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác được công bố vào tháng 4. Con số này thấp hơn đáng kể so với nhu cầu 29,9 triệu mỗi ngày mà OPEC ước tính cho quý 3.
Một khi Riyadh tiếp tục cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7, mức thiếu hụt sẽ tăng lên khoảng 2,7 triệu thùng/ngày. Hoàng tử Abdulaziz cho biết ông sẽ khiến thị trường trở nên “căng thẳng” khi chờ đợi liệu mức cắt giảm có được duy trì trong những tháng tới hay không.
Các dự báo của tổ chức xoay quanh sự gia tăng đáng kể nhu cầu toàn cầu trong quý tới, với mức tăng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày. Nhìn chung, trong năm 2023, ban thư ký của OPEC dự đoán rằng mức tiêu thụ sẽ tăng mạnh 2,3 triệu thùng/ngày, lên mức trung bình 101,9 triệu thùng/ngày.
Đỗ Khánh
Bloomberg