Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đề xuất cấm mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội

06:20 | 30/04/2023

136 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tổng hợp ý kiến của các ban, ngành, địa phương về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Trong các phương án đề cập, nhiều cơ quan, đơn vị và người dân tỏ ý đồng tình với đề xuất, để đảm bảo quyền lợi người lao động cần có quy định cấm mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm.
5 điểm người lao động cần lưu ý khi nhận trợ cấp thất nghiệp5 điểm người lao động cần lưu ý khi nhận trợ cấp thất nghiệp
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần mang tính ổn định, đồng bộDự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Cần mang tính ổn định, đồng bộ

Thời gian qua, nhiều kẻ gian lợi dụng quy định cho phép ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) để lôi kéo người lao động mua bán sổ BHXH kèm giấy ủy quyền nhận trợ cấp, từ đó rút một lần, hưởng chênh lệch.

Đề xuất cấm mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội
Đề xuất cấm mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội/Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/

Theo phản ánh tại nhiều địa phương có khu công nghiệp lớn, tập trung đông lao động như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đã xuất hiện tình trạng công nhân rao bán sổ bảo hiểm dưới hình thức ủy quyền, cam kết không đi làm và nếu hủy kèo rút lại sổ sẽ phải đền tiền gấp đôi. Giá thu gom, mua bán, cầm cố sổ BHXH chỉ bằng 30-50% so với giá trị được thanh toán BHXH một lần.

Tình trạng này kéo dài khiến người lao động (NLĐ) mất quyền lợi, dễ sa vào tín dụng đen và nảy sinh tranh chấp gây mất trật tự xã hội.

Khi nghiên cứu Điều 7 dự thảo luật BHXH sửa đổi, luật sư Đỗ Đăng Khoa - Giám đốc Công ty Luật Bất động sản Hưng Vượng cho biết, dự thảo có đưa ra 8 hành vi nghiêm cấm, tuy nhiên cần đưa vào cụ thể, chi tiết đối với hành vi nghiêm cấm mua bán, cầm cố sổ BHXH của người lao động.

Từ thực tế sau đại dịch Covid-19 nhiều NLĐ gặp khó khăn, nên đã xuất hiện vấn nạn mua bán, cầm cố sổ BHXH. Thực chất việc mua bán chỉ là giấy tay, hoặc thỏa thuận miệng theo kiểu trả tiền, đưa sổ. Tuy nhiên, hình thức pháp lý của giao dịch vẫn đúng luật đó là bên bán làm giấy ủy quyền (có công chứng) cho bên mua toàn quyền đóng, rút quyền lợi theo sổ bảo hiểm.

Các chuyên gia nhận định, trong thời điểm khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập thấp, một số người chỉ thấy cái lợi trước mắt nên chấp nhận mua bán, cầm cố sổ BHXH của mình. Nhưng về lâu dài, khi lớn tuổi, mất sức lao động, nhiều người nhận thức được vấn đề thì đã muộn…

Cũng theo các chuyên gia, nếu tình trạng mua bán, cầm cố sổ BHXH vẫn cứ tiếp diễn, NLĐ sẽ bị “thiệt đơn, thiệt kép”.

//kinhtexaydung.gn-ix.net/

Huy Tùng (t/h)