Đề xuất Ba Vì - Sơn Tây là thành phố du lịch
Hà Nội: Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết dự án Thành phố thông minh |
Đề xuất trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến về phương án phát triển thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng nhằm tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại đây, đơn vị tư vấn cho rằng tính chất liên kết và kết nối vùng tại 4 huyện, thị xã còn yếu, tập trung chủ yếu vào Quốc lộ 32. Các dự án có tính động lực, điểm nhấn thúc đẩy phát triển chung đã hoạch định nhiều nhưng chưa triển khai, chưa hình thành...
Trước những vấn đề còn tồn tại, "điểm nghẽn" của 4 địa phương, đơn vị đưa ra định hướng chiến lược phát triển chung là khai thác lợi thế Quốc lộ 32 và sự bổ trợ của tuyến hành lang sông Hồng, sông Đà, Đại lộ Thăng Long… nhằm xây dựng dải đô thị du lịch và nông nghiệp phía Tây Bắc Thủ đô.
Bên cạnh đó, thu hút phát triển các trung tâm chức năng mới của nền kinh tế như dịch vụ du lịch quốc tế, thủ phủ thể thao vui chơi giải trí, kinh tế tri thức... để hình thành các khu vực phát triển du lịch, nông nghiệp gắn với đô thị.
Cụ thể, đơn vị đề xuất 4 huyện, thị xã trên phát triển các khu vực đô thị tập trung theo mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD) gắn với hình thành hệ thống giao thông hiện đại, thông minh, hạ tầng đô thị đồng bộ, hấp dẫn, thu hút dân cư, đặc biệt lực lượng lao động tri thức, chất lượng cao.
Không gian sẽ phát triển gắn với hình thành các trục quan trọng của Hà Nội gồm: hành lang sông Hồng, sông Đà, hành lang Quốc lộ 32, và trục Hồ Tây - Ba Vì…
Sơn Tây hiện có một tuyến phố đi bộ bao quanh Thành cổ và một số điểm đến du lịch như làng cổ Đường Lâm, khu du lịch Đồng Mô, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam... (Ảnh: Quân Đỗ). |
Về tính đột phá, đơn vị tư vấn đề xuất hình thành nên thành phố du lịch vùng thủ đô Ba Vì - Sơn Tây là cực phát triển của Hà Nội và trung tâm du lịch mới vùng Bắc Bộ.
Trong đó, gia tăng liên kết vùng - đề xuất đường sắt đô thị kết nối tới đô thị vệ tinh Sơn Tây và kết nối tới trung tâm du lịch huyện Ba Vì - đô thị Tản Viên Sơn; khai thác hành lang kinh tế, đô thị, du lịch, nông nghiệp dọc tuyến sông Đà - sông Hồng.
Riêng Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ được định hướng phát triển mô hình đô thị sinh thái, đô thị nghỉ dưỡng, đô thị nông nghiệp, còn Đan Phượng phát triển mô hình đô thị nén, TOD phía Đông Vành đai 4…
Ở góc độ địa phương, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ cho rằng "điểm nghẽn" quan trọng mà đơn vị tư vấn cần đề cập đến đó là vấn đề môi trường ở bãi rác Xuân Sơn và 3 sân golf của hồ Đồng Mô.
Trong quy hoạch lần này, Sơn Tây mong muốn làm sống dậy dòng sông Tích, sông Hang chảy qua khu vực thị xã, đồng thời, cả hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh,… đảm bảo về mặt môi trường, phát huy giá trị cảnh quan.
Cùng với đó, địa phương mong muốn thành phố quan tâm, tích hợp các dự án lớn về du lịch trên địa bàn như các dự án tại hồ Xuân Khanh, 72ha ở Kim Sơn, xung quanh hồ Đồng Mô.
Đồng thời, bổ sung phát triển thêm về các không gian du lịch ở hai bên bờ sông Tích; mở rộng tuyến phố đi bộ gắn với các thiết chế văn hóa; hệ thống giao thông bổ sung thêm các tuyến 414B, 417, Thành cổ Sơn Tây - Đền Và - Phùng Hưng - Ngô Quyền…
Theo Dân trí
-
Quốc hội thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
-
Quảng Nam: Chưa thể khẳng định 18.000 lít dầu DO mất tích trong vụ tàu hàng gặp nạn
-
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho các nghề nặng nhọc, nguy hiểm
-
Hà Nội: Tăng cường xử lý, tuyên truyền về an toàn giao thông tới học sinh
-
Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ ngày 1/11