Để chuỗi giá trị sản xuất tiêu thụ vật liệu xây dựng không bị đứt gãy (Bài 3)
Tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp cả trong nước và các nước trên thế giới, trong khu vực, trong khi một số vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã dẫn đến nguy cơ thiếu hụt, tăng giá, kéo dài thời gian nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng…
Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường vẫn đang được ưu tiên phát triển |
Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước giảm so với trước khi có dịch bệnh Covid-19, giá thép có thời điểm tăng cao bất thường nhưng đang giảm dần. Các quy hoạch, chương trình phát triển vật liệu xây dựng vẫn đang tiếp tục nỗ lực triển khai nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hiện nay dịch bùng phát ở hầu hết các quốc gia, việc hạn chế đi lại, thông quan hàng hóa tại các quốc gia dẫn đến thời gian lưu kho bãi đối với hàng hóa xuất khẩu kéo dài, nhân công bốc xếp, vận tải hàng hóa bị đình trệ, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của doanh nghiệp vật liệu xây dựng.
Chỉ số giá xây dựng trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng thấp nhất trong lịch sử với 3,82% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tác động chính là do sự tăng giá của các vật liệu xây dựng đầu vào như: giá thép xây dựng tăng 30-40% (mức tăng này được xem là không theo quy luật thông thường), giá nhựa đường tăng 9-10%, giá xi măng tăng 3-5%...
Trước tình hình trên, nhằm thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và biến động của giá thép đến các hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan và các địa phương đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở Xây dựng thường xuyên theo dõi kịp thời cập nhập, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
Trong thời gian qua, giá thép xây dựng diễn biến bất thường, có thời điểm tăng vọt tới 40% |
Các cơ quan liên quan cần khẩn cấp đánh giá tác động của Covid-19 và biến động giá vật liệu xây dựng chủ yếu là thép xây dựng, từ đó, đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng.
Thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, để nhanh chóng phục hồi chuỗi giá trị ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, Bộ đang tổng hợp thông tin báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Trong đó, làm rõ tình hình lượng vật liệu xây dựng tiêu thụ đang giảm mạnh do các công trình xây dựng ngưng trệ, kéo theo hệ thống các cửa hàng vật liệu xây dựng tại các địa phương áp dụng giãn cách xã hội buộc phải ngừng hoạt động.
Tại các địa phương có dịch, doanh nghiệp phải thực hiện 3 tại chỗ để duy trì sản xuất nhưng nhiều doanh nghiệp khó có thể duy trì sản xuất nếu dịch bệnh kéo dài do không tiêu thụ được sản phẩm, thiếu vốn lưu động, thiếu kho chứa sản phẩm, thiếu nguyên vật liệu sản xuất do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chi phí cho công nhân thực hiện cao, giá thành sản phẩm cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
P.V
-
"Lép vế" trong cạnh tranh với thép Trung Quốc, Hòa Phát vẫn báo lãi tăng 127%
-
Tin tức kinh tế ngày 28/7: Tín dụng đổ vào bất động sản tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 10/7: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực
-
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng
-
Tin tức kinh tế ngày 5/5: Giá cà phê “rơi tự do”
-
Tin tức kinh tế ngày 11/11: Các "ông lớn" công nghệ nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế
-
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên 4,55%
-
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh
-
Kiểm soát rủi ro và những lưu ý đối với doanh nghiệp