ĐBQH nói gì về giảm tỷ lệ sở hữu, ngăn tình trạng sở hữu chéo, thao túng ngân hàng?
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần để hạn chế thống nhất tình trạng sở hữu chéo. Theo bà Thúy, quy định về giới hạn cấp tín dụng cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng cần phải giải quyết các khó khăn có thể phát sinh, như làm thế nào để môi trường tín dụng của Việt Nam vẫn hấp dẫn trong khu vực.
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) |
Đối với vấn đề này, bà Thúy đề xuất Ban soạn thảo cân nhắc phân loại các tổ chức tín dụng dựa trên tổng số vốn tự có, với mỗi nhóm sẽ áp dụng mức giới hạn cấp tín dụng khác nhau. Bà Thúy nhấn mạnh, không nên áp dụng tỷ lệ chung cho tất cả các ngân hàng thương mại do quy mô vốn liên tục tăng và có sự phân hóa giữa chúng.
Còn Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) thì quan tâm đến việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, theo bà An việc này có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng. Bà Lê An đề xuất xem xét thủ tục và cơ cấu sở hữu cổ phần, đặc biệt là trong những trường hợp có dấu hiệu làm trái quy định.
Cụ thể, đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức và người có liên quan xuống còn 10% và 15%, nhằm loại bỏ tình trạng sở hữu chéo và thao túng. Tuy nhiên, Bà An nhấn mạnh rằng, việc giảm tỷ lệ này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ và cần có giám sát chặt chẽ để ngăn chặn các thủ đoạn giả mạo về sở hữu.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) |
Trong khi đó, Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) đưa ra quan điểm, việc giảm tỷ lệ sở hữu có lợi cho tính an toàn của hệ thống ngân hàng, nhưng không nên tiếp tục giảm tối đa tỷ lệ này. Ông Sơn cho rằng cần giữ nguyên tỷ lệ sở hữu như quy định hiện tại và tăng cường quy định về điều kiện và thủ tục cấp tín dụng đối với ngân hàng liên quan đến cổ đông sở hữu cổ phần.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho rằng, những sự cố nghiêm trọng như sự kiện ngân hàng SCB đáng lẽ rất khó xảy ra, xảy ra không tiêu cực như vậy, thiệt hại không lớn như vậy.
Theo ông, với tư cách là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, NHNN nên được trao quyền nhiều hơn, mạnh hơn để có thể phản ứng, xử lý nhanh nhạy, hiệu quả trước sự cố ngân hàng, giảm thiểu thiệt hại và ngăn chặn nguy cơ mất an toàn hệ thống.
Cũng tại buổi thảo luận, các đại biểu đều nhất trí về việc cần thiết phải sửa đổi pháp luật để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh giảm tỷ lệ sở hữu không đủ để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo và thao túng ngân hàng, và cần có giải pháp toàn diện bao gồm giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
Giải trình về vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, đây là vấn đề rất quan trọng, song nếu chỉ dựa vào một biện pháp thì không đủ, mà phải có sự thống nhất xuyên suốt và được tiến hành đồng bộ.
"Quy định mở rộng đối tượng liên quan, có xử lý được hết tình trạng sở hữu chéo không, như vụ SCB vừa qua, dù sở hữu cá nhân chỉ 5% nhưng người ta lại nhờ người này, mượn danh người kia đứng tên?, do vậy, việc mở rộng đối tượng liên quan cũng là biện pháp cần thiết để kiểm soát trường hợp này", ông Thanh cho hay.
Huy Tùng
-
Cần làm rõ các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư năng lượng tái tạo
-
Nhiều đại biểu tán thành áp thuế 5% đối với phân bón
-
Cần sửa đổi Luật Thuế GTGT để giải quyết các bất cập trong thực tiễn
-
Chỉ kiểm toán ở đơn vị chủ đầu tư và ban quản lý dự án
-
Bộ Công Thương sẽ định danh điện tử chủ shop để chống thất thu thuế
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4
-
Chân chạy VPI phá kỷ lục ở VPBank Hanoi International Marathon 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%