Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đấu thầu vàng miếng và câu hỏi “nhóm lợi ích”!

10:47 | 11/04/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - 118.200 lượng vàng đã được bán ra sau 5 phiên đấu thầu nhưng mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn chưa được cải thiện, thậm chí đã bị kéo giãn. Giới đầu tư đang tỏ ra rất băn khoăn về mục tiêu bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt khi các phiên đấu thầu diễn ra lại rơi vào đúng vào thời điểm các tổ chức tín dụng “tất bật” tìm nguồn vàng trả cho khách hàng đã gửi trước đó.

Hơn 100.000 lượng vàng miếng đấu thầu thành công đã chảy đi đâu?

 

Ngay từ những ngày đầu, khi thông tin về việc NHNN sẽ mở các phiên đấu thầu vàng miếng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cung – cầu trên thị trường, rất nhiều câu hỏi đã được giới đầu tư đặt ra. Thậm chí, giới chuyên gia còn đặt câu hỏi nghi vấn về phép tính cung – cầu vàng trên thị trường của NHNN để đưa quyết định về lượng vàng mang ra đấu thầu qua các phiên.

Vẫn biết giới đầu tư vốn dĩ không đặt quá nhiều kỳ vọng giá vàng trong nước sẽ sớm tiệm cận với giá vàng thế giới trong một sáng, một chiều nhưng ít ra, thị trường vàng cũng phải cho thấy tín hiệu tích cực nhất định. Tuy nhiên, với những diễn biến gần đây trên thị trường vàng lại cho thấy điều ngược lại. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã tăng từ 3 triệu đồng lên gần 4 triệu đồng/lượng sau phiên đấu giá vàng lần thứ 5.

Theo ghi nhận, vào hồi 15 giờ ngày 10/4 (tức chỉ ít giờ sau khi phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 5 kết thúc), giá vàng SJC được niêm yết trên thị trường Hà Nội ở mức 43,25/43,35 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới giao dịch tại thời điểm trên là 1.580 USD/Ounce. Với mức giá này, sau khi quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank là 20.930 đồng/USD, mức chênh lệch giá vàng là 4 triệu đồng/lượng.

Giải thích về hiện tượng này, ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) nhiều lần khẳng định với báo chí rằng, giá vàng thường có diễn biến phức tạp, khó lường và phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tâm lý và diễn biến giá vàng quốc tế. Thị trường cũng cần thời gian và có độ trễ nhất định để "hấp thụ" lượng vàng của NHNN đưa ra thông qua các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã trúng thầu.

Về số lượng vàng miếng đưa ra qua các phiên đấu thầu, đại diện NHNN lý giải đây là con số phù hợp bù đắp việc mất cân đối cung – cầu trên thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên, NHNN cũng khẳng định rằng: Việc xác định lượng vàng cung ra thị trường cũng có tính đến nhu cầu của một số tổ chức tín dụng phải mua vàng để tất toán số dư vàng huy động đúng hạn và lượng vàng mà những đơn vị này mua được sẽ dùng vào việc tất toán số dư đó.

Nói như vậy để thấy rằng, mục tiêu trước mắt là bình ổn thị trường vàng qua các phiên đấu thầu vàng là rất khó hiểu. Vàng được mang ra bán có vào có tăng cung trên thị trường hay lại nằm im trong két của các nhà băng để chờ đến hạn trả cho người gửi.

Trao đổi với Petrotimes, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng phân tích: Các tổ chức tín dụng buộc phải tìm mọi cách để huy động đủ một lượng vàng cần thiết để bù đắp lại lượng vàng mà họ đã huy động hoặc nhận gửi trước đó. Nếu không huy động đủ thì lượng vàng này sẽ được quy ra tiền đồng và tính lãi với mức lãi suất 8%.

Ở đây nảy sinh một câu chuyện, trong đó ít nhiều có liên quan đến vấn đề “nhóm lợi ích”. Chuyên gia này phân tích, giá vàng tại thời điểm này có thể xem là thấp nhất trong khoảng thời gian gần 2 năm qua. Trong khoảng thời gian này, dù NHNN đã có nhiều quy định về việc tạm ngừng huy động vàng thì các nhà băng, tổ chức tín dụng với những chiêu trò lách luật đã huy động được một lượng vàng không nhỏ từ nền kinh tế. Và tất nhiên số vàng này được sử dụng như thế nào thì chỉ có những đơn vị này biết.

Vị chuyên gia này đặt giả thuyết, rất có thể lượng vàng mà các tổ chức tín dụng ngấm ngầm huy động trước và sau khi NHNN có văn bản “cấm cửa” việc huy động vàng được quy ra tiền đồng để mang đi cho vay. Như vậy, lượng vàng mà họ nhận giữ hộ từ khách hàng giờ đã không còn và khi thời điểm tất toán vàng đến gần, họ buộc phải tìm mọi cách để mua vàng để bù đắp lượng vàng đã huy động.

Một điểm nữa, qua 5 phiên đấu thầu vàng miếng gần đây, người ta thấy rất rõ sự thiên vị của NHNN dành cho các tổ chức tín dụng lớn. Lượng vàng tối thiểu đấu thầu là 1.000 lượng và mức giá đấu thầu cũng không được phép thấp hơn giá sàn NHNN đưa ra chính là trở ngại lớn nhất với những “thành viên nhỏ tuổi” tham gia. Thực tế, qua 5 phiên đấu thầu đã qua, các đơn vị trúng thầu đều là các ngân hàng thương mại với mức trúng thầu luôn ở tỉ lệ cao, tỷ lệ đặt thầu cũng ở mức kịch trần – 5.000 lượng vàng.

Sự vào cuộc hăng hái của ngân hàng thương mại, các phiên đấu thầu vàng diễn ra liên tục với lượng cung ổn định, giá vàng trong nước đang ở mức thấp, chênh lệch giá vàng không được cải thiện, diễn biến giá vàng cũng đầy bất thường,… là những cơ sở để giới đầu tư đặt câu hỏi về “nhóm lợi ích” đằng sau các phiên đấu thầu vàng thời gian qua.

Nhà băng, các tổ chức tín dụng huy động vàng vào thời điểm giá vàng cao, mang đi bán một phần hoặc toàn bộ, lấy tiền đồng để mang cho vay, kiếm lời và giờ tìm mọi cách huy động lại số vàng đó với giá thấp nhất có thể để trả lợi cho người gửi. Khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra theo như nhận định về nhu cầu vàng của các tổ chức tín dụng mà NHNNN đã đưa ra ở trên.

TS Nguyễn Đại Lai: Cầu tăng bất thường gây hiệu ứng đẩy giá vàng lên như hiện nay là do sự tăng nhu cầu vàng SJC từ các NH thương mại, chứ không phải vàng miếng nói chung.

 

Thanh Ngọc