Dầu khí và Thái Bình - Mối quan hệ gắn bó
Tiềm năng phát triển ngành Dầu khí tại Thái Bình rất khả quan
PV: Năm 1975, tại Thái Bình đã phát hiện dòng khí đầu tiên ở giếng khoan số 61 (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải). Sau đó, khí đã trở thành nguồn năng lượng chính cho Khu công nghiệp (KCN) Tiền Hải phát triển. Ông có thể cho biết một số đánh giá, ghi nhận về vai trò của ngành Dầu khí đối với sự phát triển của KCN Tiền Hải nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung?
`Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng |
Ông Đặng Trọng Thăng: Trước hết, phải khẳng định ngành Dầu khí và tỉnh Thái Bình có mối quan hệ hết sức gắn bó. Nhìn lại lịch sử sẽ thấy Thái Bình là “cái nôi” của ngành Dầu khí Việt Nam. Sau hàng chục năm tiến hành nhiều mũi khoan thăm dò, ngày 18-3-1975, tại giếng khoan 61 đã phát hiện được vỉa khí tại cấu tạo Tiền Hải C với lưu lượng trên 100 nghìn m3/ngày đêm.
Nhờ có nguồn khí mỏ này, Thái Bình đã hình thành KCN Tiền Hải. Các doanh nghiệp tại KCN Tiền Hải hoạt động trong ngành nghề sản xuất gạch ốp lát ceramic, granit, sứ vệ sinh, sứ mỹ nghệ, sứ dân dụng, sứ cách điện, thủy tinh dân dụng, thủy tinh y tế, thủy tinh màu cao cấp, xi măng trắng… Trong đó có một số sản phẩm sứ vệ sinh, gạch ốp lát đã xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ… với doanh thu thời đó đạt 360 tỉ đồng, thu hút hơn 6.000 lao động, đóng góp ngân sách 9,5 tỉ đồng, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình.
Tuy nhiên mỏ khí Tiền Hải C là một mỏ khí nhỏ, trữ lượng tại chỗ chỉ hơn 1 tỉ m3, chỉ có thể khai thác khoảng 700-850 triệu m3. Sau 30 năm khai thác, trữ lượng của mỏ Tiền Hải C đã cạn kiệt.
Ngày 29-7-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Thái Bình nhằm mục tiêu khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển... |
Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thủy tinh tại KCN Tiền Hải phải đối mặt với một khó khăn rất lớn là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn khí mỏ, dẫn đến ngưng trệ sản xuất, công nghệ sản xuất không còn phù hợp với nguồn nguyên liệu mới nên phải cải tiến dẫn đến tốn kém chi phí, chất lượng sản phẩm không cao, khó cạnh tranh trên thị trường, giá trị sản xuất công nghiệp thấp, một số doanh nghiệp dừng sản xuất.
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải dần chuyển đổi sang sử dụng các dạng nhiên liệu khác thay thế khí mỏ như dầu (DO, FO), LPG, khí đốt chế biến từ than (lò khí hóa than)… Khi sử dụng các loại nhiên liệu khác, các doanh nghiệp phải thay đổi hệ thống vòi đốt, đầu tư thêm hệ thống phun dầu, lò khí hóa than… dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, sử dụng không thuận tiện, gây ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã triển khai đầu tư thành công 2 dự án để phát triển ngành công nghiệp sử dụng khí mỏ tại tỉnh Thái Bình. Đó là Dự án “Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Hàm Rồng - Thái Bình Lô 102&106” do Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đầu tư, tổng vốn đầu tư 1.937 tỉ đồng và Dự án “Hệ thống phân phối khí thấp áp cho KCN Tiền Hải”, tổng vốn đầu tư 1.321 tỉ đồng do Công ty CP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam đầu tư.
Trong quá trình triển khai 2 dự án nói trên, tỉnh Thái Bình và PVN luôn phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tuyên truyền cho nhân dân trong tỉnh về hiệu quả của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì vậy tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, tạo điều kiện cho dự án hoàn thành theo tiến độ đề ra.
Sau thời gian triển khai, từ tháng 8-2015, các dự án đã chính thức đi vào hoạt động, khai thác tiềm năng lớn, tạo động lực để Thái Bình phát triển công nghiệp sử dụng khí mỏ.
Hiện nay, các dự án cung cấp khí mỏ cho 20 doanh nghiệp trong KCN Tiền Hải với sản lượng năm 2018 đạt 76,2 triệu m3, đồng thời nén CNG cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận, doanh thu năm 2018 đạt 780 tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Các dự án kích thích các ngành sản xuất sử dụng khí mỏ như ceramic, granit, sứ vệ sinh, sứ mỹ nghệ, sứ dân dụng, sứ cách điện, thủy tinh dân dụng, thủy tinh y tế, thủy tinh màu cao cấp phát triển, cạnh tranh tốt trên thị trường, giảm số lượng doanh nghiệp sử dụng lò hóa khí than, giảm phát thải khí cacbonic và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Giá trị sản xuất công nghiệp từ KCN Tiền Hải năm 2018 đạt 4.947,53 tỉ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 141,4 tỉ đồng; tạo công ăn việc làm cho 7.301 lao động.
Đến nay mọi khó khăn về vấn thiếu khí mỏ đã được PVN giải quyết. Có thể khẳng định, nếu không có các dự án khai thác, phân phối khí của ngành Dầu khí thì KCN Tiền Hải không thể phát triển và đem lại những giá trị kinh tế cao như ngày hôm nay.
PV: Ông nhìn nhận như thế nào về tiềm năng và triển vọng của ngành Dầu khí trên vùng đất Thái Bình trong tương lai?
Ông Đặng Trọng Thăng: Ngày 29-7-2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình nhằm mục tiêu khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực. Phạm vi quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình có diện tích 30.583ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải. Trong Khu kinh tế Thái Bình sẽ quy hoạch phát triển thêm các KCN, cụm công nghiệp. Các ngành kinh tế chủ yếu trong các KCN thuộc Khu kinh tế là công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện năng, sản xuất phân đạm, NH3, vật liệu xây dựng…
Ông Đặng Trọng Thăng (bên phải) trong buổi làm việc với Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San |
Nghị quyết 12 của Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ XIX cũng xác định 5 nhiệm vụ đột phá, trong đó có 3 giải pháp chiến lược là mở rộng các KCN, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường vành đai ven biển. Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình. Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, KCN đã phát triển trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Vì thế có thể khẳng định, tiềm năng phát triển của ngành Dầu khí tại tỉnh Thái Bình là rất khả quan.
KCN Tiền Hải đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng từ 60ha lên 446ha, hiện đã thu hút được một số nhà đầu tư thứ cấp có quy mô lớn. Nhu cầu sử dụng khí của các doanh nghiệp tại KCN Tiền Hải hiện hơn 76 triệu m3/năm, nếu lấp đầy diện tích KCN, nhu cầu sử dụng khí sẽ tăng lên gấp 4-5 lần hiện nay. |
KCN Tiền Hải của tỉnh Thái Bình cũng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng từ 60ha lên 446ha và cho phép Tổng công ty Viglacera - CTCP làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, hiện đã thu hút được một số nhà đầu tư thứ cấp có quy mô lớn. Nhu cầu sử dụng khí của các doanh nghiệp tại KCN Tiền Hải hiện hơn 76 triệu m3/năm, nếu lấp đầy diện tích KCN, nhu cầu sử dụng khí sẽ tăng lên gấp 4-5 lần hiện nay.
Đó chính là tiền đề để ngành Dầu khí phát triển trên mảnh đất Thái Bình. Trong thời gian tới, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục thỏa thuận đầu tư với PVN, triển khai các dự án có quy mô đầu tư lớn như: Chế biến dầu khí, điện khí, hệ thống kho nổi chứa khí...
Tháng 8-2015, dòng khí mới về với KCN Tiền Hải giúp các doanh nghiệp nơi đây có nguồn nhiên liệu ổn định, giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, đặc biệt là tạo tiền đề mở rộng KCN Tiền Hải đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống thu gom và phân phối khí tại KCN Tiền Hải cũng đã được bổ sung vào quy hoạch hệ thống phân phối khí miền Bắc.
Tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các dự án sử dụng khí mỏ để sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn khí mỏ, thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh so với hiện nay.
Tỉnh Thái Bình kỳ vọng vào NMNĐ Thái Bình 2
PV: Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc nỗ lực thúc đẩy tiến độ Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, cần có sự phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với các bộ, ngành liên quan và địa phương. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình dự kiến hỗ trợ và phối hợp thực hiện như thế nào?
Ông Đặng Trọng Thăng: Dự án NMNĐ Thái Bình 2 được khởi công từ tháng 11-2011, do PVN làm chủ đầu tư, quy mô gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200MW, tổng mức đầu tư 41.799 tỉ đồng. Từ khi dự án bắt đầu triển khai, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xác định đây là một trong những dự án trọng điểm của Thái Bình, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình. Hằng tháng hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo tổ chức giao ban tại Trung tâm Điện lực Thái Bình để nghe tình hình triển khai dự án và phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Dự án NMNĐ Thái Bình 2 đã xảy ra một số sai phạm dẫn đến dự án bị chậm tiến độ. Ai sai, ai đúng, pháp luật đã xử lý.
Với quyết tâm cao nhất, với trách nhiệm và quyền hạn thuộc thẩm quyền của tỉnh, trong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND huyện Thái Thụy thực hiện tốt việc tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của dự án xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình để tạo sự đồng thuận và ủng hộ. Mặt khác, UBND tỉnh sẽ giao Công an tỉnh Thái Bình phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án trong việc giữ gìn an ninh, trật tự; phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ và cứu nạn. Đồng thời, UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương sớm xem xét tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Toàn cảnh NMNĐ Thái Bình 2 |
PV: Khi NMNĐ Thái Bình 2 đi vào hoạt động, tỉnh Thái Bình đặt những kỳ vọng gì vào đóng góp của dự án đối với địa phương?
Ông Đặng Trọng Thăng: Theo Quy hoạch điện VII, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 7%/năm, nhu cầu điện của nước ta vào năm 2020 sẽ vào khoảng 235-245 tỉ kWh, tương đương tổng công suất hơn 52.000MW. Như vậy, bổ sung thêm các nguồn điện mới nhằm bảo đảm an ninh năng lượng luôn là vấn đề cấp bách đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
NMNĐ Thái Bình 2 đi vào hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Thái Bình và một số tỉnh lân cận của Đồng bằng Bắc Bộ, cũng như bổ sung thêm nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia. |
Khi hoàn thành, NMNĐ Thái Bình 2 sẽ đóng góp 1.200MW vào sản lượng điện của đất nước, đồng thời sẽ hoàn thiện Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình, góp phần bảo đảm cân bằng an ninh năng lượng quốc gia.
Việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để NMNĐ Thái Bình 2 đi vào hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Thái Bình và một số tỉnh lân cận của Đồng bằng Bắc Bộ, cũng như bổ sung thêm nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia; giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 450 lao động, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.
Gian nan lấy nước cho NMNĐ Thái Bình 2 |
Hiến máu tình nguyện trên công trường NMNĐ Thái Bình 2 |
Giữ niềm tin người lao động tại NMNĐ Thái Bình 2 |
Thanh Hiếu - Quang Hưng
-
Giải pháp phát triển các giống cây đậu tương trong tương lai
-
Hướng tới đàm phán thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
-
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Đánh giá 5 năm thực hiện quy hoạch báo chí
-
Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
-
Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN