Đại biểu Quốc hội đề xuất ba đối sách cho vấn đề Biển Đông
Trong phiên thảo luận của Quốc hội chiều 31/10, đại biểu Lê Thanh Vân - Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho rằng, Trung Quốc lâu nay không từ bỏ âm mưu và thủ đoạn phi pháp để biến biển Đông thành "ao nhà".
Theo ông, Trung Quốc đã áp dụng "tam chủng chiến pháp" trên các mặt trận tâm lý, truyền thông và pháp lý. Họ rao giảng cho các thế hệ học sinh Trung Quốc một cách sai trái rằng "Biển Đông là của Trung Quốc"; đồng thời rêu rao điều này trên các diễn đàn. Trung Quốc cũng tiến hành nhiều hành động trên thực địa và diễn đạt lại Luật biển quốc tế theo cách của họ...
Trước bối cảnh đó, ông Vân cho rằng Việt Nam phải có "tam công chiến pháp" làm đối sách với Trung Quốc. Đó là công luận, công khai và công pháp. Công luận bao gồm việc phải đẩy mạnh tuyên truyền, củng cố hồ sơ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định với thế giới về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Đồng thời, công khai hóa các hoạt động phi pháp của Trung Quốc cho thế giới và người dân trong nước biết.
"Còn công pháp là sử dụng tối đa các cơ sở pháp lý, từ Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 cho tới cơ sở pháp lý mà Luật Biển Việt Nam đã quy định", ông Vân nói và nhấn mạnh, về lâu dài Việt Nam phải có "đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ, để ngăn chặn sự lấn tới và vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông".
Đại biểu Lê Thanh Vân. Ảnh: Quang Phúc |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí nói, qua nghe báo cáo của Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cho thấy tình hình Biển Đông mấy tháng qua diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tiến hành các hoạt động trái phép.
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp ngoại giao, các lực lượng chấp pháp trên biển cũng kiên trì đấu tranh. Hôm 24/10, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống đã rời vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam trên Biển Đông.
Theo ông Trí, "cử tri tin tưởng vào đường lối giải quyết vấn đề Biển Đông của Đảng, Nhà nước". Tuy nhiên, cử tri là mong Chính phủ làm tốt hơn nữa việc cung cấp thông tin dưới các hình thức khác nhau để nhân dân biết rõ, yên tâm và tham gia hoạt động bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông đúng cách, hiệu quả.
Hai ngày thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội (30 và 31/10) đã ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu về vấn đề Biển Đông. Sáng nay, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, "đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm". Thời gian qua công tác đối ngoại, an ninh quốc phòng được tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn được đặt lên hàng đầu.
Về việc "vừa qua trong dư luận, người dân có hiến kế cách này, cách khác", Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói "Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe những ý kiến chính đáng và tâm huyết của nhân dân, đồng thời kiên trì kế thừa truyền thống văn hoá dựng nước của cha ông".
Thượng tướng Nghĩa cho rằng, đó là truyền thống dĩ bất biến ứng vạn biến; những vấn đề thuộc về độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì quyết không nhân nhượng. Nhưng Việt Nam phải có đối sách phù hợp vì truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông là hoà hiếu, hoà bình.
Theo VNE
-
Chính sách cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích được nhà đầu tư
-
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
-
Tuyệt đối không chủ quan, sẵn sàng công tác ứng phó với bão Trami
-
Bão Trami giật cấp 14, di chuyển nhanh về vùng biển Trung Trung Bộ
-
Bão Trami sắp đạt cấp cực đại, dự báo liên tục đổi hướng
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam