Cưỡng chế 27 công trình vi phạm rừng đặc dụng Sóc Sơn trong tháng 12/2018
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu một số sự việc bộc lộ hạn chế trong công tác quản lý như vụ việc vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Ba Vì, huyện Sóc Sơn.
Toàn cảnh hội nghị giao ban tháng 10 của TP Hà Nội. |
Ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, hạn chế nổi cộm là sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng đặc dụng Sóc Sơn với các xã, các huyện. Theo đó, TP đã phân cấp thanh tra xây dựng cho các quận huyện nhưng làm việc vẫn hời hợt, dù thuộc thẩm quyền. Chủ tịch UBND TP phân tích rõ trách nhiệm phối hợp giữa các sở ngành còn yếu, cần khắc phục ngay.
Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn. Với 27 công trình vi phạm mới ở rừng đặc dụng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Sóc Sơn phải ra quyết định cưỡng chế vi phạm trong tháng 12, không được để công trình vi phạm mới nào tồn tại.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nêu rõ: “Trước tiên ra thông báo để các hộ dân tự tháo dỡ, nếu không thực hiện thì phải ra quyết định cưỡng chế, không để tồn tại các công trình vi phạm. Với các công trình vi phạm trước đó, cần thực hiện đúng theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi Thanh tra TP thực hiện xong thanh tra toàn diện sẽ xem xét cụ thể trách nhiệm và xử lý nghiêm, bất kể là ai”.
Liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị, Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì thành lập các đoàn kiểm tra trật tự xây dựng, phối hợp với quận Ba Đình tiếp tục cưỡng chế vi phạm tại 8B Lê Trực và các công trình vi phạm khác, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
T.P (TH)
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi