Cước vận tải biển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á tăng gấp 10 lần
Cước vận tải biển tăng 10 lần
Ông Yan Zhiyang - hiện là quản lý của một công ty logistics có trụ sở tại Quảng Đông, Trung Quốc - cho biết trước đại dịch, một container 20 feet đi từ Thâm Quyến đến Đông Nam Á sẽ tốn khoảng 100 - 200 USD. Tuy nhiên đến nay mức giá đã tăng gấp 10, lên khoảng 1.000 - 2.000 USD.
"Chi phí vận chuyển đến nhiều điểm đến khác nhau luôn có những biến động tăng giảm liên tục theo thời gian. Đôi khi nhu cầu xuất khẩu đối với một địa điểm cụ thể đột nhiên tăng cao sẽ dẫn tới giá cước vận tải cũng tăng theo, và ngược lại. Tuy nhiên nhìn chung, chi phí vận chuyển đã bị đẩy lên gấp hàng chục lần", ông Yan nói.
Cước vận tải biển từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á đã tăng 10 lần (Ảnh: SCMP). |
Theo chỉ số vận chuyển container, các tuyến đường từ cảng Ningbo (Trung Quốc) đến khu vực Đông Nam Á cho thấy sự gia tăng chóng mặt đối với cước phí trong vòng một tháng trở lại đây và đạt mức cao kỉ lục. Cụ thể, chi phí vận chuyển hàng hóa đến Thái Lan và Việt Nam tăng 137% từ cuối tháng 10 đến tuần đầu của tháng 12, và 49% đối với chặng đến Singapore và Malaysia.
Suy cho cùng, mức phí tăng cao và tình trạng tắc nghẽn là những hậu quả của việc chuyển dịch xu hướng tiêu dùng từ dịch vụ sang hàng hóa, vốn đã xảy ra từ những ngày đầu của đại dịch.
Ông Zhou Jie - Giám đốc công ty vận chuyển tại Đại Liên - cho biết: "Chi phí vận chuyển đến Hàn Quốc cũng tăng nhanh chóng chỉ trong vòng 2 tháng qua. Thông thường, mức cước phí cho những tuyến đường khác thường tăng cao vào các dịp đầu năm mới, nhưng cước phí cho những tuyến đến Hàn Quốc đã tăng một cách nhanh chóng trong vòng 2 tháng trở lại đây, thậm chí đạt mức 1.600 USD cho một container 20 feet (loại container cơ bản nhất được dùng trong vận tải biển), cao hơn nhiều so với con số 200 USD trong thời điểm bình thường".
Vận tải biển của Trung Quốc đã tác động tới chuỗi cung ứng như thế nào?
Theo thống kê từ SWS Research, các quốc gia Đông Nam Á đã dần mở cửa trở lại sau những làn sóng mới nhất của đại dịch Covid-19, và việc tái thiết hoạt động trong các nhà máy sản xuất đã đẩy nhanh nhu cầu đối với các mặt hàng nguyên vật liệu.
Trong khi đó, suốt quý vừa qua, nhiều doanh nghiệp vận tải đã đưa nhiều tàu hơn vào các tuyến đường xuyên Thái Bình Dương do nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ Black Friday hay Giáng sinh, gây khó khăn trong việc di chuyển đối với các tàu với hành trình ngắn trong một vài tháng trở lại đây.
Wan Hai Lines, một công ty vận chuyển Đài Loan chuyên các tuyến đến khu vực Đông Nam Á, đã công bố mức tăng cước phí mới đối với hàng loạt các chuyến trong tháng 12, theo báo cáo của truyền thông địa phương.
Nhu cầu đối với các tuyến đường vào châu Á được dự đoán sẽ tăng mạnh ngay trước thềm năm mới. Lý do là đại dịch ở Đông Nam Á đã phần nào lắng xuống, các nhà máy sản xuất được mở cửa trở lại cùng với khu vực nội địa Trung Quốc cũng đã dần thoát khỏi sức ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng.
Song với nhu cầu liên tục tăng cao, tình trạng tắc nghẽn được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn tại các cảng lớn của Đông Nam Á.
Tại cảng Tanjung Pelepas (Malaysia), tình trạng tắc nghẽn container tiếp tục trở nên nghiêm trọng trong suốt tháng 11, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hàng hóa của các cảng Đông Nam Á, theo Maersk.
Tình trạng tắc nghẽn container tiếp tục trở nên nghiêm trọng trong suốt tháng 11 (Ảnh: SCMP). |
Lợi thế sản xuất của Trung Quốc trong bối cảnh đầy rủi ro: cấm vận, cạnh tranh gia tăng
Cước vận tải biển đổi với chuyến Trung Quốc - Mỹ đã tăng vọt, vượt mốc 20.000 USD cho mỗi container 40 feet vào tháng 9, và giảm xuống, ổn định trong một vài tuần trở lại đây.
Tuy nhiên mức phí này vẫn neo khá cao khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển vẫn tồi tệ khiến cho mức giá bị đẩy lên trên mọi tuyến đường, theo thống kê từ nền tảng thuê tàu nổi tiếng Freightos.
Tuần này, mức giá vận chuyển cho tuyến đường từ Trung Quốc tới bờ Tây nước Mỹ rơi vào khoảng 14.924 USD/container 40 feet, tương đương mức tăng 285% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Freightos Baltic Index, 2021. Trong khi đó mức giá cho tuyến châu Á - bờ Tây nước Mỹ ước tính 17.195 USD, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Judah Levine, Trưởng phòng nghiên cứu tại Freightos cho biết: "Mức phí tăng cao và tình trạng tắc nghẽn là những hậu quả của việc chuyển dịch xu hướng tiêu dùng từ dịch vụ sang hàng hóa, vốn đã xảy ra từ những ngày đầu của đại dịch".
"Sự lây lan của biến chủng Omicron cũng có khả năng làm cho xu hướng tiêu dùng quay trở lại với nhóm hàng dịch vụ và thậm chí hơn thế nữa", ông nói.
Theo Dân trí
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 8/11: Giá dầu thế giới lại quay đầu giảm
-
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
-
Tin Thị trường: Giá dầu chịu áp lực từ việc đồng USD tăng vọt
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/11: Giá dầu thế giới tăng đầu phiên giao dịch
-
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành ngày 7/11
-
Tin tức kinh tế ngày 9/11: Giá cà phê xuất khẩu tăng kỷ lục
-
Tổng thống đắc cử Donald Trump lại rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu cực kỳ quan trọng
-
Giá dầu hôm nay (9/11): Dầu thô quay đầu giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 4/11 - 9/11
-
Giá vàng hôm nay (9/11): Tiếp tục giảm