Công nghiệp LNG đang đối mặt với khủng hoảng?
Ngày 7/7, tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM) công bố một báo cáo mới cho thấy, kể từ sau cuộc khảo sát các dự án kho cảng LNG của GEM vào mùa xuân năm 2019, hoạt động xây dựng và mở rộng các dự án kho cảng LNG đang phải đối mặt với bối cảnh mới đầy biến động. GEM lý giải, thay đổi ngược chiều này đến từ sự kết hợp của hàng loạt yếu tố như xây dựng ồ ạt, giá khí thấp, những gián đoạn do đại dịch, các hoạt động biểu tình và phản đối do những lo ngại về biến đổi khí hậu.
Shell xem xét bán các tài sản LNG tại Úc với giá 3 tỷ USD. |
Báo cáo này dựa trên dữ liệu mới nhất do Hệ thống theo dõi cơ sở hạ tầng năng lượng hóa thạch toàn cầu của GEM thu thập. Một số điểm nổi bật đáng chú ý trong báo cáo đã chỉ ra như: Trong năm vừa qua, công suất kho cảng LNG đang xây dựng trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi, với tổng chi phí đầu tư tăng từ 82,8 tỷ USD lên tới 196,1 tỷ USD; nhiều dự án trong giai đoạn trước khi xây dựng hoặc đang xây dựng hiện đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Khảo sát của GEM cho thấy, gần đây ít nhất hơn hai mươi dự án đã bị hủy hoặc hiện đang chậm trễ nghiêm trọng về tài chính hoặc tiến độ xây dựng. Điển hình trong đó là các dự án ngưng trệ do phải vật lộn với loạt yếu tố từ khó khăn trong tìm nguồn tài chính, hoạt động phản đối ngày càng mạnh mẽ và những ảnh hưởng về lao động do đại dịch, kinh tế bất ổn.
4 trong số 5 công ty đi đầu về phát triển hạ tầng xuất khẩu LNG đều có trụ sở tại Mỹ. 5 trong số 6 công ty hàng đầu trong xây dựng kho cảng nhập khẩu LNG có trụ sở tại Trung Quốc.
Đặc biệt, dù được quảng bá là một “nhiên liệu cầu nối”, nhưng tác động của một nhà máy nhiệt điện khí mới xây ở châu Âu hay châu Á chạy bằng LNG có nguồn gốc từ Mỹ cũng xấp xỉ tác động của một nhà máy điện than mới ở cùng một vị trí do việc rò rỉ khí methane từ hệ thống cung cấp khí đốt cùng với hao tổn năng lượng trong quá trình vận chuyển LNG đường dài dẫn đến tăng tác hại của loại nhiên liệu này.
Báo cáo nhấn mạnh việc phát triển LNG mâu thuẫn trực tiếp với các mục tiêu khí hậu Paris, khi thỏa thuận chung này đòi hỏi các nước giảm 15% lượng khí đốt sử dụng vào năm 2030 và giảm 43% vào năm 2040, so với năm 2020. Trong khi đó, do chi phí năng lượng tái tạo thay thế giảm, việc mở rộng cơ sở hạ tầng LNG đang đối mặt với các vấn đề về hiệu quả đầu tư trong dài hạn và nguy cơ mắc kẹt tài sản.
Theo ông Gre Aitken, nhà phân tích nghiên cứu tại GEM: “Không chỉ được coi là một loại nhiên liệu thân thiện với khí hậu, LNG còn nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ phía chính phủ để đảm bảo các dự án khổng lồ này được hoàn thiện. Nhưng đột nhiên, ngành công nghiệp này lâm vào hàng loạt khó khăn, một số nhà đầu tư đã rời bỏ các dự án lớn là điều đáng lưu tâm".
Tùng Dương
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên
-
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11