Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Có băn khoăn rủi ro tỉ giá cuối năm?

16:34 | 25/08/2011

Theo dõi PetroTimes trên
|
Cuối tháng 7, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về rủi ro tỉ giá cuối năm do thâm hụt cán cân vãng lai có dấu hiệu gia tăng và kiều hối giảm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu sụt giảm nhẹ và đặc biệt, đầu tư gián tiếp giảm rất mạnh do sự đi xuống của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, sự thiếu ổn định của các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng dẫn đến việc các nhà đầu tư tìm đến các kênh trú ẩn an toàn, hạn chế giải ngân nhằm bảo toàn vốn.


Đặc biệt, ngày 18/8, cùng với sự biến động mạnh của giá vàng, nhiều ngân hàng thương mại đã giữ nguyên giá bán USD ở mức kịch trần 20.824VND. Tại Ngân hàng ACB, giá USD mua vào – bán ra ở mức 20.800-20.824VND. Như vậy, tính từ ngày 1-8 đến nay, tỉ giá đã tăng 235VND chiều mua và 209 VND chiều bán. Ngày 10/8/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 20.608VND/USD lên 20.618VND/USD. Trên thị trường tự do, giá USD cũng tăng vọt. Một số điểm thu đổi ngoại tệ tại phố Hà Trung (Hà Nội) hiện báo giá phổ biến là 20.830VND ở chiều mua và 20.870VND ở chiều bán, thậm chí có lúc giá mua bán ngày 10/8/2011 đã lên 21.050-21.300VND/USD. Điều này cho thấy sự thiếu ổn định của thị trường ngoại tệ Việt Nam khi xuất hiện những yếu tố bất lợi cho tỉ giá USD/VND dẫn đến những biến động không thể kiểm soát của tỉ giá ngoại tệ.

Đồng thời, sự chênh lệch quá xa giữa lãi suất VND và USD đã khiến tín dụng ngoại tệ tăng nhanh trong khi huy động sụt giảm do người dân bán ngoại tệ để lấy VND trong khi doanh nghiệp vay ngoại tệ để giảm bớt chi phí. Theo báo cáo của NHNN, tín dụng đối với nền kinh tế tính đến ngày 20/7/2011, ước giảm 0,19% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,88% nhưng tín dụng bằng ngoại tệ lại tăng 1,96%. Đặc biệt, trong tín dụng ngoại tệ có không ít các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lãi suất tức là vay ngoại tệ bán lấy VND để gửi lại ngân hàng hoặc dùng VND đó để thanh toán cho hoạt động kinh doanh trong khi không có nguồn ngoại tệ tái tạo từ chính hoạt động kinh doanh đó đã tạo ra một lượng cung ngoại tệ ảo trên của thị trường. Khi các giao dịch tín dụng ngoại tệ này đến hạn sẽ tạo ra lượng cầu ngoại tệ thật, điều này sẽ tạo thành một áp lực lớn lên tỉ giá ngoại tệ nếu như không có đủ nguồn ngoại tệ để đáp ứng.

Như vậy, lượng cung ngoại tệ ảo những tháng đầu năm có thể trở thành cầu thực 6 tháng cuối năm khi các ngân hàng bắt đầu mua ngoại tệ trả nợ ngân hàng. “Đặc biệt, tỉ giá VND/USD trên cả hai thị trường chính thức và tự do những phiên gần đây cùng dắt tay nhau đi lên do sự biến động bất thường của giá vàng đã chứng tỏ sự ổn định của thị trường ngoại hối thời gian vừa qua mang tính chất không bền vững”, một chuyên gia kinh tế nhận xét.

Tuy nhiên, một chuyên gia ngân hàng nhận định, giá USD tăng mạnh một vài phiên trở lại đây hoàn toàn do cung – cầu thị trường, không thể “vin” vào đó để khẳng định xu hướng sẽ đi lên của USD. Nhưng có thể khẳng định, sự biến động tỉ giá trong những ngày vừa qua được góp phần bởi những bất cập của chính sách tiền tệ. “Công chúng rất chờ đợi một chính sách tiền tệ ổn định, nhất quán, linh hoạt của NHNN”, vị chuyên gia trên nói.

Trong cuộc trao đổi với báo giới gần đây, tân Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, xét trên cán cân thanh toán tổng thể, theo đánh giá của NHNN và các bộ, ngành có liên quan, năm nay, thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam sẽ khoảng 2,5 đến 3 tỉ USD. Lý do được Thống đốc giải thích là, dù nhập siêu đang ở mức cao, song với các luồng vốn khác như ODA, kiều hối được dự báo vẫn duy trì ở mức khá, nên con số tuyệt đối về thặng dư cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm nay có thể cao hơn.

“Lượng kiều hối của các ngân hàng trong 7 tháng vừa qua có tăng lên cho dù tổng kiều hối không tăng đột biến, nhưng khoảng 80% lượng kiều hối đã vào ngân hàng nhờ chính sách tỉ giá ổn định. So với các năm trước, tình hình đã có chuyến biến tích cực, vì thông thường chỉ khoảng một nửa, thậm chí còn thấp hơn lượng kiều hối được chuyển vào hệ thống ngân hàng”, Thống đốc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cán cân thương mại mặc dù thâm hụt, nhưng do thặng dư của cán cân vốn lớn, nên cán cân thanh toán tổng thể năm nay sẽ có thặng dư thật sự, chứ không phải trên sổ sách. Thậm chí, khả năng thặng dư sẽ cao hơn con số 2,5-3 tỉ USD vì ngoài các số liệu chính thức như đã đề cập ở trên, còn một lượng lớn ngoại tệ trong khu vực dân cư chưa đưa vào hệ thống mà lượng này rất lớn. Chỉ tính trong thời gian từ tháng 4 đến đầu tháng 8 vừa qua, khoảng 2-2,5 tỉ USD nằm ngoài thống kê của hệ thống đã chảy ngược trở lại.

“Với tình hình này, tôi tin rằng, thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ được duy trì ổn định từ nay đến cuối năm. Cũng không loại trừ một vài yếu tố như đầu cơ, làm giá trên thị trường hay tâm lý của người dân có thể tạo ra những đợt sóng nhẹ, song tôi tin chắc rằng, người dân sẽ tin tưởng hơn vào chính sách ổn định tỉ giá của NHNN và Chính phủ”, Thống đốc khẳng định.

An Tuế