Chuyển biến đáng lo ngại trong dư luận Mỹ về Trung Quốc
Ba tòa tháp ở nhà máy nhiệt điện Trung Quốc bị đánh sập trong tích tắc |
Vì sao Mỹ muốn lôi Trung Quốc vào Hiệp ước INF? |
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence |
Trong một bài viết dài mang tựa đề “Thái độ mới của Mỹ đối với Trung Quốc đang làm thay đổi quan hệ giữa hai nước”, tuần báo Anh The Economist ghi nhận bang giao Mỹ - Trung ngày càng đối kháng nhau trên nhiều phương diện.
Quan hệ Mỹ - Trung đang gặp sóng gió trên nhiều mặt, từ kinh tế, thương mại đến an ninh, quốc phòng... Tất cả bắt nguồn từ thái độ cứng rắn của Tổng thống Trump và chính quyền Mỹ đương nhiệm đối với Trung Quốc. Theo The Economist, đã qua rồi thời kỳ nước Mỹ còn gượng nhẹ với Trung Quốc để khuyến khích nước này hội nhập vào cộng đồng quốc tế, có trách nhiệm hơn, và tôn trọng luật lệ và chuẩn mực quốc tế hơn.
Ban đầu, sự cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump khiến thế giới lo ngại và còn bị nhiều nhà quan sát ở cả Mỹ lẫn Trung Quốc xem là sự hung hăng nhất thời. Theo họ, quan hệ Mỹ - Trung có thể căng thẳng lúc này, lúc khác, nhưng sau cùng thì logic kinh tế sẽ lại thắng.
Tuy nhiên, theo tuần báo Anh, nước Mỹ lúc này quả thực đang bất an trước đà vươn lên về công nghệ của Trung Quốc - mà ông Trump cho là nhờ đánh cắp và bắt chẹt giới công nghệ Mỹ, cũng như sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Những điều này đã đẩy logic kinh tế xuống hàng thứ yếu.
Điểm đáng ghi nhận, theo The Economist, ở Mỹ hiện đang có một sự thay đổi sâu sắc trong suy nghĩ về Trung Quốc, ở cả cánh hữu lẫn cánh tả. Đã xuất hiện một sự đồng thuận mới cho rằng Trung Quốc đang thực thi một chiến lược dứt khoát để đẩy lùi nước Mỹ nhằm áp đặt ý chí của Bắc Kinh, vì thế Mỹ cần phải có một phản ứng mạnh mẽ.
Từ giới chủ trương mậu dịch tự do truyền thống ở Nhà Trắng, cho đến những người quyết ăn thua đến cùng trong nhóm của Tổng thống Trump và những thành phần diều hâu về mặt an ninh quốc gia trong Quốc hội, tất cả đều tán đồng thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc. Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc và các ông trùm của các cơ quan tình báo đều xác định rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nước Mỹ, và đòi hỏi phải có một phản ứng của “toàn bộ chính phủ”.
Trong xã hội dân sự, liên minh chống Trung Quốc bao gồm những người bảo thủ tôn giáo, những người ủng hộ nhân quyền, công đoàn và những thành phần bảo hộ mậu dịch cố hữu.
Theo The Economist, bài nói chuyện của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 4/10/2018 nêu bật thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc, có dáng dấp của một lời tuyên bố Chiến tranh Lạnh.
Th.Long
AFP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp