Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chung tay bảo vệ đại dương

14:14 | 26/06/2018

618 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sáng 26/6, trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6) đang diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức chương trình "Chung tay bảo vệ đại dương" hưởng ứng một trong những chủ đề của kỳ họp lần này là khắc phục các mối đe dọa môi trường do ô nhiễm rác thải nhựa.
chung tay bao ve dai duongĐại biểu GEF 6 tham gia nhặt rác tại bãi biển Đà Nẵng
chung tay bao ve dai duongKhởi động nhiều sự kiện tại kỳ họp thứ 6 Đại hội đồng GEF

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000 km, góp phần không nhỏ vào ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm rác thải nhựa đại dương từ các trung tâm dân số ven biển, rác thải đổ ra biển theo các dòng sông. Trong khi đó, 20% GDP của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên biển. Do vậy, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần tiến hành các bước để bảo vệ và phục hồi đại dương, vùng bờ.

chung tay bao ve dai duong
Thứ trưỡng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại chương trình.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, rác thải nhựa trên biển đã và đang trở thành hiểm họa đối với môi trường biển quốc tế nói chung và môi trường biển Việt Nam nói riêng. Để giảm thiểu, ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ chất thải nhựa trên biển hiện nay, thế giới và Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mang tính pháp lý đến những hoạt động, dự án cụ thể.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng kêu gọi các Bộ ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước tích cực phối hợp, tham gia với ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các chiến dịch làm sạch bãi biển nhằm gìn giữ môi trường biển cho chính chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.

chung tay bao ve dai duong
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Phó Tổng thư ký LHQ Maimunah Mohd Sharif và các đại biểu tham gia trồng cây tại bờ biển .

Cũng tại buổi lễ, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, kiêm Giám đốc điều hành UN Habitat - bà Maimunah Mohd Sharif cho biết, ô nhiễm đại dương hay ô nhiễm biển là một trong những vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu hiện nay. Những năm gần đây, chúng ta phải chứng kiến thực trạng ô nhiễm đại dương với tốc độ tăng nhanh chưa từng thấy, nguyên nhân chính do rác thải công nghiệp, nông nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt.

Do vậy, ngoài việc tìm kiếm các giải pháp công nghệ, chúng ta phải chú trọng việc nâng cao nhận thức của người dân về rác thải đại dương và trách nhiệm cộng đồng trong quản lý, bảo vệ môi trường biển. Bà Maimunah Mohd Sharif cũng cam kết với Việt Nam, sẽ hợp tác và hỗ trợ các đối tác, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động chống ô nhiễm biển.

chung tay bao ve dai duong
Các đại biểu di chuyển tới bãi biển để tham gia nhặt rác tại bão biển Nguyễn Tất Thành.

Bà Adriana Dinu - Giám đốc Tài chính môi trường toàn cầu chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, cần thực hiện tốt các quy hoạch trên đất liền và quản lý chất thải. Hơn 80% chất thải thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Vì vậy, chúng ta cần tích hợp quản lý lưu vực sông, vùng bờ và đất liền. Đồng thời, cần có các hành động chung cấp khu vực và toàn cầu. Ô nhiễm chất thải được tạo ra tại địa phương nhưng tác động thì mang tính khu vực và toàn cầu. Hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và bài học giữa các quốc gia.

Đông Nghi