"Chúa chổm" Evergrande lỗ 81 tỷ USD trong 2 năm
Tập đoàn China Evergrande vừa công bố khoản lỗ hơn 81 tỷ USD (khoảng 1,9 triệu tỷ đồng) trong 2 năm qua. Như vậy, sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới cũng công bố báo cáo kết quả kinh doanh.
Động thái này được cho là nỗ lực nhằm đưa cổ phiếu được giao dịch trở lại và hoàn thành một trong những vụ tái cấu trúc nợ lớn nhất cả nước.
Phía Evergrande báo cáo khoản lỗ lớn trên một phần nhiều là bởi khoản chi cho các cổ đông năm 2022 lên tới gần 106 tỷ nhân dân tệ, năm trước đó cũng thua lỗ thêm 476 tỷ nhân dân tệ.
Kết quả này cho thấy Evergrande đã chật vật như thế nào trong cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản Trung Quốc. Sau khi Chính phủ nước này siết chặt hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, doanh số bán nhà lao dốc chóng mặt.
Kết quả này cũng đánh dấu chuỗi 2 năm thua lỗ liên tiếp đầu tiên của Evergrande kể từ khi niêm yết vào năm 2009.
Doanh thu của Evergrande giảm một nửa trong năm 2021, xuống còn 250 tỷ nhân dân tệ. Doanh thu của công ty năm 2022 cũng tiếp tục giảm mạnh còn 230 tỷ nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia phân tích trước đó.
Cùng với sự xuất hiện của thua lỗ, mức nợ của Evergrande tăng chóng mặt. Khối nợ của tập đoàn đã tăng lên mức 2.580 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2021. Đến cuối năm 2022, số nợ là 2.440 tỷ nhân dân tệ.
Theo nhận định của các chuyên gia, Evergande có thể tiến gần hơn tới trạng thái được giao dịch cổ phiếu trở lại sau khi công bố kết quả kinh doanh. Lượng tiền mặt của công ty ở thời điểm cuối năm ngoái chỉ còn 4.300 tỷ nhân dân tệ, trong khi số nợ ngắn hạn là khoảng 587 tỷ nhân dân tệ. Do đó, các nhà phân tích của Bloomberg cho rằng có khả năng kế hoạch tái cơ cấu nợ của Evergrande sẽ được phê chuẩn.
Kết quả tài chính mới được công bố của Evergrande được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán nhỏ Prism sau khi PwC, đối tác kiểm toán lâu năm của Evergrande, rút lui hồi tháng 1.
Nhiều nhà phân tích cho rằng tình trạng suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa rằng cuộc khủng hoảng bất động sản ở nước này sẽ không sớm kết thúc, trừ phi Bắc Kinh triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ mạnh tay hơn.
Theo Dân trí
Evergrande bị vỡ nợ: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? |
Chủ tịch Evergrande mất nhiều nhất trong các "ông trùm" địa ốc Trung Quốc |
Nhìn lại cách Trung Quốc chặn cuộc khủng hoảng nợ Evergrande |
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên