Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chống tham nhũng: Vẫn còn nặng hình thức

07:02 | 21/04/2015

1,031 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2014, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố bảng xếp hạng “Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014” của 175 quốc gia. Việt Nam xếp thứ 119 với số điểm không đổi trong 3 năm

Năng lượng Mới số 415

Ông Vũ Mão, một cựu quan chức Quốc hội nhận xét: Việc các tổ chức quốc tế đánh giá công tác chống tham nhũng của chúng ta không cao cũng nên suy nghĩ. Dư luận trong nước và thế giới đánh giá chống tham nhũng của chúng ta vẫn nặng về hình thức là có cơ sở, không sai lắm. Trong năm qua, nhiều cấp triển khai lấy ý kiến nhân dân đóng góp sáng kiến chống tham nhũng. Nhiều địa phương còn đưa ra mức thưởng tiền nóng để khuyến khích người dân đứng lên tố cáo. Nhưng số người dám đứng lên tố cáo thì không nhiều.

Điều này trùng hợp với kết quả khảo sát năm 2014 về “Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh” (PAPI), do Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tình trạng tham nhũng, hối lộ trong nhiều lĩnh vực: Giáo dục, y tế, quản lý đất đai... vẫn rất nghiêm trọng ở cấp chính quyền địa phương.

Vẫn còn nặng hình thức

Xét xử một vụ án tham nhũng

Được biết, chương trình khảo sát năm 2014 được thực hiện qua việc lấy ý kiến của  61.000 người dân tại 414 xã, phường, thị trấn bằng phỏng vấn. Về tình trạng tham nhũng trong khu vực công, phần lớn ý kiến người dân cho rằng, hiệu quả kiểm soát tham nhũng của các cấp chính quyền trong năm qua vẫn ít có chuyển biến tích cực. Thậm chí, trong một số lĩnh vực, mức độ vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức Nhà nước có xu hướng gia tăng.

Nhiều người dân cũng cho rằng, tham nhũng và hối lộ tồn tại nhiều ở cấp chính quyền địa phương và trong một số dịch vụ hành chính công, dịch vụ công căn bản đang tăng. Ông Jairo Acuna Alffaro nhận xét, qua khảo sát, hiện tượng phải có lót tay để xin được việc làm trong cơ quan Nhà nước dường như nổi cộm nhất, bởi có gần 50% số người được hỏi cho rằng, có hiện tượng đó ở địa phương họ sinh sống.

Các kết quả khảo sát cụ thể về hành vi hối lộ của cán bộ, công chức trong khi thực hiện dịch vụ công như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, y tế, giáo dục tiểu học... cũng cho thấy hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng ở cấp cơ sở chưa cao.

Ông Đặng Hoàng Giang, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, theo kết quả khảo sát, 26% số người được hỏi cho rằng, người dân phải hối lộ khi xin cấp phép xây dựng; 33% ý kiến nói họ phải chi lót tay để có kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2014. Để được phục vụ tốt hơn trong bệnh viện công lập tuyến huyện, 12% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã phải chi bồi dưỡng cho cán bộ y tế. Ở cấp tiểu học, 30% số phụ huynh phải bồi dưỡng thêm cho giáo viên qua học thêm.

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của người dân về mức độ công khai, minh bạch của các cơ quan Nhà nước cấp địa phương không mấy tích cực. Ví dụ, chỉ có 16,2% số người được hỏi nói họ có biết kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 20% trong các năm 2011-2013. Đáng lo ngại là chỉ có 5% người dân cho biết họ được góp ý cho kế hoạch sử dụng đất năm 2014 và có tới 24% các hộ bị thu hồi đất nói họ không được bồi thường khi bị thu hồi đất. Điều này khiến khiếu kiện về đất đai chiếm 90% các cuộc khiếu kiện kéo dài và đông người trong năm 2014.

Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người dân biết việc công chức địa phương đã dùng công quỹ vào mục đích cá nhân và chính quyền địa phương không muốn chống tham nhũng.

Lần khảo sát này có nhiều câu phỏng vấn liên quan đến tham nhũng của chính quyền và công chức cơ sở. Trong năm qua, báo chí phát hiện hàng loạt vụ tham nhũng trắng trợn của chính quyền xã ngang nhiên “ăn chặn” cả những con gà giống, nhím giống xóa đói của các hộ nghèo. Lại có vụ cán bộ cấp xã tiếp tay cho cấp trên tham nhũng dê giống giảm nghèo của nông dân. Thế nhưng, việc xử lý các công chức “nhúng chàm” rất hình thức và có các biểu hiện bênh che rõ rệt đúng như kết quả khảo sát. Ít nơi làm được như huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khi xử lý cán bộ xã Quế An để gà đi lạc chuồng vào… nhà mình.

Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn Lê Tấn Trung đã ký 6 quyết định thi hành kỷ luật đối với các cán bộ xã Quế An. Cụ thể như sau: Chủ tịch và Phó chủ tịch xã bị kỷ luật “Cảnh cáo”. Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và cán bộ tài chính - kế toán của xã Quế An bị hình thức kỷ luật “Khiển trách”.

Theo kết luận của huyện Quế Sơn, lãnh đạo xã Quế An có những sai sót nghiêm trọng như phương án chăn nuôi gà thả vườn chậm được triển khai thực hiện, không công khai để người dân biết tham gia. Thay vì cấp cho 6 hộ nông dân đã được đào tạo nghề chăn nuôi để xây dựng mô hình nhằm nhân rộng thì UBND xã lại cấp cho 23 cán bộ xã và 1 người thân của cán bộ xã, mỗi hộ 50 con. Chủ tịch xã đã chỉ đạo cán bộ  kế toán khai man chứng từ để lập thủ tục rút tiền hỗ trợ thức ăn cho gà từ ngân sách Nhà nước với số tiền 22,68 triệu đồng lập quỹ đen.

Cán bộ chủ chốt của xã đồng tình với việc làm sai trái của Chủ tịch xã không ngăn chặn để xảy ra việc cấp gà giống sai đối tượng.

Nhận thức được sai trái của mình, Chủ tịch xã Quế An đã xin từ chức và địa phương đang xem xét việc có tái bổ nhiệm các cán bộ “tham nhũng vặt” này trong thời gian tới hay không.

Lần khảo sát này có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế - xã hội, mối lo ngại lớn nhất của người dân. Kết quả cho thấy 1/4 người được hỏi đều trả lời rằng, tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất. Khoảng 20% ý kiến lại quan ngại về chất lượng khám chữa bệnh, phòng trừ dịch bệnh..

Điểm sáng nhất trong kết quả khảo sát này là đa số người được khảo sát đều cho rằng, kinh tế gia đình của họ khá hơn so với 5 năm trước và hơn 65% cho rằng, điều kiện kinh tế hộ gia đình họ sẽ tốt hơn trong những năm tới.

Tại lễ công bố, cuộc khảo sát, nhiều ý kiến khẳng định đây là một chương trình khảo sát xã hội học có quy mô lớn nhất, cung cấp nhiều dữ liệu về hiện trạng dịch vụ công của Việt Nam.

Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Giáp đánh giá: “Việc khảo sát, lấy ý kiến người dân trên nhiều chỉ số về độ công khai, minh bạch; thủ tục hành chính, dịch vụ công, mức độ tham gia của người dân… trên quy mô lớn có tính đại diện cao như vậy là cơ sở dữ liệu có giá trị để nhiều địa phương tự nhìn nhận và xây dựng chính sách.

Bà Pratobha Mehta, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, cho biết: “Tôi rất mừng khi hiện nay, đã có 16 tỉnh, thành phố thường xuyên tham chiếu số liệu qua chỉ số PAPI để ra các quyết định, văn bản điều hành và số liệu của PAPI cũng được nhiều cơ quan cấp Trung ương của Việt Nam sử dụng để rà soát chính sách, nhất là các chính sách về phòng, chống tham nhũng”.

Một số chuyên gia khác đánh giá kết quả PAPI năm nay càng cho thấy những dự án như lấp sông Đồng Nai hay đề án chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội là những việc làm trái nguyên tắc về quản trị hiện đại: Những quyết sách lớn phải được hỏi, tham vấn người dân khi chuẩn bị thực hiện.

Đáng chú ý là đại biểu một số địa phương ghi nhận các chỉ số PAPI rất cần thiết cho chính quyền địa phương khi thực hiên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chấn chỉnh tác phong phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức.

Thọ Vinh