Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chính phủ yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản

16:42 | 12/03/2023

207 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 11/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo Nghị quyết, thị trường bất động sản có vai trò, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và tác động đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong năm 2022 và đặc biệt là nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn do bối cảnh chung của tình hình kinh tế, bất động sản của thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi phát triển; một số tồn tại, hạn chế kéo dài từ trước chưa thể khắc phục triệt để, như: hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số tồn tại, bất cập; nhiều dự án bất động sản tại các địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện dẫn đến nguồn cung bất động sản; nhà ở giảm nhiều so với thời gian trước; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp; trong khi thiếu nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội, thị trường, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.

Hiện nay, tình hình thị trường bất động sản đã có những chuyển biến, tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu… và tổ chức thực thi của địa phương cần được tập trung tháo gỡ, thúc đẩy…

Chính phủ yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản
Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/

Do đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục khẩn trương, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; các Công điện (số 1156/CĐ-TTg; số 1163/CĐ-TTg; số 1164/CĐ-TTg…) và Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Tập trung xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, tạo sự đồng bộ, thống nhất, ổn định của các quy hoạch; gắn kết phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hệ thống kết cấu hạ tầng với phát triển đô thị và các dự án nhà ở để đảm bảo cân đối cung - cầu.

Đẩy mạnh việc rà soát, phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường do vướng mắc pháp lý để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ lơ là, không làm hết trách nhiệm, sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ nhất là trong công tác phê duyệt quy hoąch, thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép, đấu thầu, đấu giá, định giá đất đai, bất động sản.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản gắn với chính sách nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân. Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường đặc biệt là nhu cầu về các loại hình bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nhu cầu về nhà ở theo các phân khúc; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn đối với phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp để thúc đẩy thị trường tự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.

Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản.

Đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch các thông tin, đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch, chú trọng tuyên truyền, phổ biến, công bố công khai các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước về tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, tình hình thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Xây dựng Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ hợp thứ 5 tháng 5/2023, thông qua tại kỳ hợp thứ 6 tháng 10/2023 đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, nhằm hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp lý cho giao dịch chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai, bất động sản du lịch; mua bán chuyển quyền từ nhà đầu tư năng lực kém sang nhà đầu tư có năng lực để tăng cường thanh khoản, phát triển của thị trường.

Khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng"; "Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị".

Tích cực, chủ động chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp tập trung nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc xem xét hội ban hành "Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội" vào kỳ họp tháng 5 năm 2023.

Tích cực, chủ động chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thị trường. Chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.

Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Theo dõi diễn biến, xu thế tình hình và nhu cầu của thị trường (loại hình, phân khúc bất động sản) báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, phổ biến các chính sách, giải pháp và kết quả tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Nghị Quyết cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khẩn trương nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ xây dựng dự án Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, tăng trưởng tín dụng hợp lý, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong mọi trường hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…) theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

Chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ; phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm năng của từng dự án và loại hình phân khúc bất động sản như bất động sản nhà ở phù hợp thu nhập người dân, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; bất động sản công nghiệp, du lịch, văn phòng,...để xem xét điều chỉnh các điều kiện cho vay mà không đánh đồng chính sách với các dự án có những rủi ro.

Xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc bất động sản khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 tháng 5/2023;

Rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2023;

Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sẻ" theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp bất động sản đàm phán, hoán đổi nợ trái phiều bằng tài sản, bất động sản…

Bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Đồng thời yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và phấn đấu thông qua tại kỳ họp thứ 6 tháng 10/2023 đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.

Khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai"; hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến thủ tục về đất đai.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về đất đai và kết nối liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầy Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.

//kinhtexaydung.gn-ix.net/

Huy Tùng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 86,000 ▲2000K 88,000 ▲2000K
AVPL/SJC HCM 86,000 ▲2000K 88,000 ▲2000K
AVPL/SJC ĐN 86,000 ▲2000K 88,000 ▲2000K
Nguyên liệu 9999 - HN 85,550 ▲950K 85,950 ▲950K
Nguyên liệu 999 - HN 85,450 ▲950K 85,850 ▲950K
AVPL/SJC Cần Thơ 86,000 ▲2000K 88,000 ▲2000K
Cập nhật: 21/10/2024 12:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 85.400 ▲700K 86.390 ▲690K
TPHCM - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Hà Nội - PNJ 85.400 ▲700K 86.390 ▲690K
Hà Nội - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Đà Nẵng - PNJ 85.400 ▲700K 86.390 ▲690K
Đà Nẵng - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Miền Tây - PNJ 85.400 ▲700K 86.390 ▲690K
Miền Tây - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 85.400 ▲700K 86.390 ▲690K
Giá vàng nữ trang - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 85.400 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 86.000 ▲2000K 88.000 ▲2000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 85.400 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 85.200 ▲600K 86.000 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 85.110 ▲590K 85.910 ▲590K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 84.240 ▲590K 85.240 ▲590K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 78.380 ▲550K 78.880 ▲550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 63.250 ▲450K 64.650 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 57.230 ▲410K 58.630 ▲410K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.650 ▲390K 56.050 ▲390K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 51.210 ▲370K 52.610 ▲370K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 49.060 ▲350K 50.460 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.530 ▲250K 35.930 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 31.000 ▲220K 32.400 ▲220K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 27.130 ▲200K 28.530 ▲200K
Cập nhật: 21/10/2024 12:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,475 ▲85K 8,655 ▲85K
Trang sức 99.9 8,465 ▲85K 8,645 ▲85K
NL 99.99 8,535 ▲85K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,495 ▲85K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,565 ▲85K 8,665 ▲85K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,565 ▲85K 8,665 ▲85K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,565 ▲85K 8,665 ▲85K
Miếng SJC Thái Bình 8,600 ▲200K 8,800 ▲200K
Miếng SJC Nghệ An 8,600 ▲200K 8,800 ▲200K
Miếng SJC Hà Nội 8,600 ▲200K 8,800 ▲200K
Cập nhật: 21/10/2024 12:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,501.29 16,667.97 17,202.89
CAD 17,803.35 17,983.19 18,560.31
CHF 28,431.82 28,719.01 29,640.68
CNY 3,460.41 3,495.37 3,607.54
DKK - 3,607.31 3,745.49
EUR 26,701.87 26,971.59 28,166.28
GBP 32,068.78 32,392.71 33,432.27
HKD 3,162.91 3,194.86 3,297.39
INR - 299.20 311.17
JPY 163.16 164.80 172.64
KRW 15.93 17.69 19.20
KWD - 82,081.27 85,363.71
MYR - 5,805.14 5,931.82
NOK - 2,263.23 2,359.35
RUB - 248.19 274.75
SAR - 6,696.76 6,964.57
SEK - 2,348.65 2,448.39
SGD 18,765.70 18,955.25 19,563.57
THB 672.07 746.74 775.34
USD 25,010.00 25,040.00 25,400.00
Cập nhật: 21/10/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,020.00 25,360.00
EUR 26,827.00 26,935.00 28,062.00
GBP 32,247.00 32,377.00 33,375.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,295.00
CHF 28,576.00 28,691.00 29,583.00
JPY 164.85 165.51 173.03
AUD 16,595.00 16,662.00 17,175.00
SGD 18,883.00 18,959.00 19,512.00
THB 739.00 742.00 775.00
CAD 17,908.00 17,980.00 18,517.00
NZD 15,058.00 15,567.00
KRW 17.63 19.41
Cập nhật: 21/10/2024 12:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25050 25050 25400
AUD 16594 16694 17257
CAD 17923 18023 18575
CHF 28778 28808 29601
CNY 0 3516.9 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26965 27065 27937
GBP 32425 32475 33578
HKD 0 3220 0
JPY 166.1 166.6 173.11
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15140 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18875 19005 19737
THB 0 705.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8600000 8600000 8800000
XBJ 7900000 7900000 8500000
Cập nhật: 21/10/2024 12:00