Chiến hạm Trung Quốc âm thầm đi vào vùng nội thuỷ Philippines
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông hồi năm 2016. Ảnh: Xinhua. |
"Trong năm nay các tàu chiến Trung Quốc đã ít nhất 4 lần đi qua vùng biển giữa vịnh Bongao và eo biển Sibutu ở tỉnh Tawi-Tawi của Philippines", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 25/7 tuyên bố trong lễ bàn giao và ban phúc cho các tàu cảnh sát biển mới của nước này.
Theo ông Lorenzana, đây là nơi có lượng lưu thông lớn với khoảng 150 tàu, chủ yếu là tàu thương mại, đi qua mỗi ngày. Tuy nhiên, theo luật, Trung Quốc cần phải thông báo cho Philippines nếu điều các tàu chiến đi qua vùng biển nội thủy của Manila.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết đội hình tàu Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu gồm những chiến hạm cỡ nhỏ và không có tàu sân bay Liêu Ninh. Ông Lorenzana cũng tiết lộ Đại sứ Trung Quốc ở Philippines đã cam kết trong tương lai sẽ thông báo với chính quyền Manila trước khi có hành động tương tự.
"Những gì tôi nói là họ cần thông báo cho chúng tôi nếu tàu chiến đi qua eo biển Sibutu. Nhưng đối với các tàu thương mại, không cần phải xin phép đi qua bởi vì các tàu đó được phép đi qua vô hại", Lorenzana nhấn mạnh.
Thông tin về hoạt động của tàu chiến Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh nội bộ giới chức Philippines đang có những phát biểu mẫu thuẫn về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Vị trí eo biển Sibutu. Đồ họa: FT. |
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng không thể đưa lực lượng cảnh sát biển xua đuổi tàu cá Trung Quốc đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế nước này ở Biển Đông vì "Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và đang sở hữu vùng biển đó". Ông chỉ đang thực hiện "hành động cân bằng tinh tế" trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, sẽ thực thi phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Thường trực nhưng "vào thời điểm thích hợp".
Phát biểu này của Duterte vấp phải phản ứng của nhiều quan chức cấp cao Philippines. Phó chánh án tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng Trung Quốc đang chiếm trái phép 7 đảo nhân tạo cùng bãi cạn Scarborough vốn có diện tích chưa tới 7% Biển Đông, nên không thể nói Trung Quốc "sở hữu" vùng biển này.
Quy định về các vùng biển của một quốc gia theo UNCLOS. Đồ họa: SGK Địa lý 9. |
Phát ngôn viên phủ Tổng thống Philippines Salvador Panelo sau đó giải thích rằng ông Duterte chỉ muốn ám chỉ đến vị trí các tiền đồn quân sự Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông. Đây được coi là lợi thế để Bắc Kinh có thể kiểm soát vùng biển này.
Tổng thống Duterte từng nhiều lần bị các nghị sĩ đối lập và cả quan chức trong chính quyền chỉ trích vì lập trường mềm mỏng trước yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông bằng "đường 9 đoạn" do nước này đơn phương vẽ ra, dù nó đã bị Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ trong phán quyết năm 2016.
Theo VnExpress.net
| Sai lầm khiến chiến hạm Mỹ bắn rơi máy bay chở khách Iran năm 1988 |
| Tàu sân bay Mỹ, chiến hạm Nhật Bản liên tiếp tập trận trên Biển Đông |
| Chiến hạm Na Uy được cảnh báo liên tục trước khi bị tàu dầu đâm |
-
Dự báo có 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Biển Đông
-
Cảnh báo bão Toraji nối tiếp bão Yinxing đổ bộ Biển Đông
-
Bão Yinxing sẽ suy yếu khi đi vào vùng biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi
-
Bão Yinxing sắp đổ bộ miền Trung, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
-
Bão Kong-rey diễn biến khó lường, dự báo sẽ đổ bộ Biển Đông
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí