Chỉ được khai thác vì mục đích bảo tồn đối với các loài thủy sản đặc biệt nguy cấp
Tăng cường quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc |
Tấm gương bảo tồn hệ sinh thái biển |
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản 2017, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành 2 nhóm. Nhóm I được xác định là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, chỉ được khai thác để bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu và hợp tác quốc tế. Nhóm II là các loài thủy sản ở tình trạng sẽ nguy cấp, có giá trị cao về khoa học, kinh tế nhưng có nguy cơ đang bị suy giảm số lượng trong tự nhiên; được phép khai thác có điều kiện.
Nghị định nêu rõ, một trong các tiêu chí sau để xác định loài được đưa vào Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm khi đáp ứng được loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã (Công ước CITES), trừ các loài có tên trong Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Loài được tổ chức nghề cá khu vực, Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có hợp tác quy định cần bảo vệ; Loài thủy sản cần có chế độ bảo vệ trong một thời gian nhất định hoặc điều kiện khai thác cụ thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm quần thể, đảm bảo khai thác bền vững.
Quy định về chế độ quản lý và bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Theo Dự thảo, đối với các loài thuộc nhóm I: Cấm khai thác, trừ trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu để tạo nguồn giống ban đầu và hợp tác quốc tế thực hiện theo quy định.
Ảnh minh họa. |
Đối với các loài thuộc nhóm II: Được phép khai thác khi đáp ứng được các điều kiện về Danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện nêu trên chỉ được khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu và hợp tác quốc tế.
Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu và sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Dự thảo Nghị định nêu rõ, phải thả 1% tổng số cá thể sản xuất được vào vùng nước tự nhiên phù hợp, trong 60 tháng để tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản.
Các hoạt động, dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng đến nơi cư trú, đường di chuyển, nơi kiếm ăn, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải có đánh giá tác động không gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xin ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản tại địa phương trước khi trình thẩm định.
Cũng theo Dự thảo, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị đánh bắt không chủ ý trong các hoạt động khai thác thủy sản xử lý như sau: Trường hợp cá thể còn sống phải được thả về môi trường tự nhiên. Trường hợp cá thể bị thương nhưng vẫn có khả năng sống sót, tổ chức, cá nhân khai thác có trách nhiệm cứu, chữa và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản tại địa phương hoặc cơ quan cứu hộ thủy sản để tiếp tục cứu, chữa, thả lại môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp cá thể bị chết, tổ chức, cá nhân khai thác cần lưu giữ, bảo quản, thông báo, bàn giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản hoặc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục.
DT
-
Liên doanh dầu khí Nga - Việt đã mang về cho đất nước tỷ USD
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng