Châu Á "đổ mồ hôi" vì nắng nóng
Ấn Độ, Pakistan và các khu vực rộng lớn ở châu Á đã trải qua nắng nóng sớm và kéo dài do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu |
Nhiệt độ lên tới mức thiêu đốt 500C ở Thái Lan vào tháng 4-2023. Tại Ấn Độ, ít nhất 13 người chết vì sốc nhiệt và hàng chục người phải nhập viện khi nhiệt kế gần chạm ngưỡng 450C tại một lễ trao giải ngoài trời gần Mumbai vào giữa tháng 4-2023. Tại Trung Quốc, gần 1 năm kể từ đợt nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng năm 2022, hơn 100 trạm thời tiết vào tháng trước ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục...
Các sự kiện thời tiết cực đoan đang ngày càng phổ biến. Các chuyên gia cảnh báo tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng nhiều khả năng sẽ tăng nhanh khi biến đổi khí hậu tiếp tục hoành hành.
Tác động của El Nino
Tiến sĩ Wang Jingyu - trợ lý giáo sư tại Viện Giáo dục quốc gia Singapore, chuyên gia nghiên cứu mô hình khí hậu và tương tác đất và khí quyển - nhận định, tháng 4-2023 là “tháng 4 nóng nhất ở châu Á”. Sức nóng dữ dội đó là do hiện tượng El Nino sắp quay trở lại cùng với những tác động của nó như lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) dự báo, có 80% khả năng El Nino sẽ xuất hiện vào tháng 10-2023, thêm nữa, có 60% khả năng El Nino sẽ phát triển ngay sau tháng 7-2023.
Trong khi đó, một cậu bé 11 tuổi ở Malaysia tử vong vì sốc nhiệt và mất nước vào tháng 4-2023 khi chỉ số nhiệt kế tăng vọt lên 400C và ít nhất 5 người cần điều trị y tế. Luang Prabang ở Lào đạt mức cao kỷ lục 42,70C. Nhiệt độ leo lên 450C ở Myanmar. Ở Bangladesh, có nhiều báo cáo về mặt đường tan chảy dưới cái nắng chói chang ở thủ đô Dhaka. Tại Ấn Độ, chính quyền các bang đóng cửa trường học, kêu gọi trẻ em ở nhà để tránh bị đau đầu và mệt mỏi do nhiệt độ cao.
Theo Benjamin Horton - Giám đốc Đài quan sát trái đất Singapore tại Đại học Công nghệ Nanyang - một đợt nắng nóng có cường độ như vậy không thể chỉ do El Nino gây ra. Một thứ gì đó khác cũng đang xảy ra. Trái đất đang trở nên ấm hơn, với độ ẩm khí quyển cao hơn đáng kể. Các chu kỳ khí hậu dao động tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây.
Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và thay đổi cách sử dụng đất... gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh. Lượng khí thải nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng vào năm 2022 bất chấp cảnh báo từ Liên Hiệp Quốc quốc rằng, chúng phải đạt đỉnh vào năm 2025 để tránh thảm họa. Nhiệt độ cao hơn ít nhất 1,10C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nắng nóng kỷ lục làm gián đoạn sản xuất hoa màu, gây áp lực cho xã hội và dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao nhất.
Một cậu bé làm mát mình dưới đường ống nước tưới tiêu khi miền bắc Ấn Độ tiếp tục quay cuồng dưới đợt nắng nóng gay gắt ở Lucknow thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ |
Theo thống kê của WMO, gần 26.000 người chết trong các đợt nắng nóng ở Ấn Độ từ năm 1992 đến năm 2020. Những năm gần đây ghi nhận sự gia tăng về tần suất, thời gian và cường độ của các đợt nắng nóng, thường xảy ra ở Ấn Độ từ tháng 3 đến tháng 7 hằng năm. Năm 2023, cơ quan thời tiết của Ấn Độ dự đoán nhiệt độ trên trung bình và các đợt nắng nóng sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 5, do khả năng nền nhiệt tăng thêm vì El Nino.
Theo Dileep Mavalankar - Giám đốc Viện Y tế cộng đồng Ấn Độ tại Gujarat - nhiều người, kể cả các quan chức, vẫn thiếu kiến thức về biện pháp hành động tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cực hạn, trong khi dữ liệu về tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt vẫn còn rất ít. El Nino làm gián đoạn gió mùa, Ấn Độ sẽ không có đủ mưa, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và trồng trọt.
Mavalankar cho rằng, Bộ Y tế cũng như cơ quan quản lý thiên tai của Ấn Độ chưa tính kỹ đến những tác động có thể xảy ra đối với người dân nếu nắng nóng trở nên tồi tệ hơn cuối năm 2023. Từng lập kế hoạch hành động đối phó nắng nóng đầu tiên của Ấn Độ cho một thành phố khi phát hiện 800 người chết ở Ahmedabad sau một tuần đặc biệt nóng vào năm 2010, Mavalankar nhận định giáo dục công chúng là điều tối quan trọng. Kế hoạch của ông cho Ahmedabad liên quan đến các biện pháp đơn giản như hướng dẫn người dân làm gì trong trường hợp nhiệt độ cao và chuẩn bị hệ thống y tế để xử lý những trường hợp khẩn cấp về nhiệt, dẫn đến tổng số ca tử vong giảm 30-40% trong đợt nắng nóng cao điểm...
Thiếu nước
Lo ngại về tình trạng thiếu nước trong những tháng tới đang lan rộng. Ở Philippines, các cơ quan chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nước do El Nino gây ra để tránh lặp lại sự cố năm 2019, khi khoảng 10.000 hộ gia đình ở khu vực Metro Manila bị mất nước do mực nước trong những hồ chứa chính của thủ đô cạn khô. Ủy ban Tài nguyên nước quốc gia có các kế hoạch dự phòng để tăng cường sản xuất và kích hoạt lại các giếng sâu.
Một nông dân dội nước lên người khi đang làm việc tại một trang trại lúa mì ở quận Ludhiana của bang Punjab, Ấn Độ |
Thái Lan tháng trước đưa khuyến cáo kêu gọi người dân tiết kiệm nước.
Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Malaysia cũng chuẩn bị cho đợt hạn hán nhằm vào các bang Kedah, Kelantan và Perlis, kéo theo tình trạng khô nóng. Không quân hoàng gia Malaysia đang làm việc với cơ quan khí tượng của Malaysia để gieo mây phía trên Penang nhằm bổ sung nguồn cung cấp nước cho các đập nước khô cạn.
Chống hỏa hoạn
Theo Dwikorita Karnawati - Giám đốc Cơ quan Khí tượng của Indonesia - nhiệt độ cực cao đang ghi nhận ở nhiều vùng của Indonesia vẫn chưa được phân loại là đợt nắng nóng. Ông cũng cho biết, nhiệt độ tối đa hằng ngày bắt đầu giảm vào cuối tháng 4. Chính phủ hồi tháng 2-2023 cũng khuyến khích nông dân và các công ty đồn điền đề phòng cháy rừng ở Sumatra và Kalimantan trước sự kiện El Nino.
Bà Krishnayanti (Hiệp hội Nông dân Indonesia) cho biết, nỗi sợ hãi lớn nhất của bà là hành động vô trách nhiệm của một số người có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. “Tác động của El Nino có thể trở nên tồi tệ hơn bởi các công ty vô trách nhiệm hoặc những người đốt nương rẫy bất cẩn. Nông dân phải tỉnh táo để tồn tại trong thời điểm khó khăn như thế này”, Krishnayanti nói và cho rằng, các biện pháp đốt nương làm rẫy để khai phá đất đai canh tác cần bị cấm trong điều kiện thời tiết khô hạn hơn của năm nay.
Đợt nắng nóng có cường độ cao không thể chỉ do El Nino gây ra. Các hoạt động của con người, bao gồm đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng và thay đổi cách sử dụng đất... gây ra khủng hoảng khí hậu bằng cách giải phóng lượng khí nhà kính ngày càng tăng vào bầu khí quyển, giữ nhiệt và làm ấm hành tinh. |
Nỗ lực đảm bảo vận hành lưới truyền tải khu vực Nam miền Trung - Tây Nguyên |
Nắng nóng ảnh hưởng năng suất làm việc của người lao động |
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
[Video] Cảnh sát biển Việt Nam - Indonesia luyện tập chung trên biển
-
Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng
- Tử vi ngày 10/10/2024: Tuổi Dần tài lộc hanh thông, tuổi Dậu nhìn xa trông rộng