Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chất lượng không khí Hà Nội liên tục cảnh báo đỏ

10:20 | 20/03/2019

1,596 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Năm 2017, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình của Hà Nội ở mức 45,8 µg/m3. Năm 2018, chỉ số này đã giảm xuống còn 40,8 µg/m3. Tuy nhiên những ngày qua, chất lượng không khí liên tục xuất hiện cảnh báo đỏ, mức rất nguy hại với sức khỏe con người.

Chất lượng không khí liên tục cảnh báo đỏ

Đánh giá tổng hợp diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn 2017-2019, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội cho biết chất lượng không khí 3 tháng đầu năm 2019 đang có xu hướng giảm xuống.

chat luong khong khi ha noi lien tuc canh bao do la do suong mu
(Ảnh tư liệu)

Năm 2018, theo khảo sát của Tổ chức Thông tin về Chất lượng không khí toàn cầu IQAir AirVisual, Hà Nội đứng thứ 12 trong 62 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017, Hà Nội chỉ có 38 ngày không khí sạch trong một năm với nồng độ bụi mịn PM2.5 là 45,8 µg/m3 (microgam trên một mét khối không khí). Năm 2018 đã khả quan hơn khi nồng độ trung bình giảm xuống mức 40,8 µg/m3.

Tuy nhiên, những ngày qua, chỉ số chất lượng không khí đo được tại 10 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục (2 trạm cố định và 8 trạm cảm biến) tại khu vực Hà Nội liên tục xuất hiện cảnh báo màu đỏ, tức là ở mức rất nguy hại đối với sức khoẻ con người. Trong đó bụi PM2.5 ở được coi là tác nhân ô nhiễm không khí nguy hại nhất là chỉ tiêu có ngày vượt chuẩn cao nhất, ở các điểm đo bụi mịn PM2.5 dao động từ 40 – 80 µg/m3.

Quan phân tích quan trắc cũng cho thấy ngoài chịu ảnh hưởng của các nguồn phát thải, chất lượng không khí còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi điều kiện khí tượng. Theo đó, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đạt mức “tốt” vào những dịp thời tiết thuận lợi và ở mức “kém” và “xấu” vào những ngày có điều kiện khí tượng bất lợi.

Những nơi được cho là ô nhiễm nhất là tại các điểm nền đô thị và mật độ giao thông cao. Cụ thể số ngày chất lượng không khí ở mức tốt tại hai trạm cố định Trung Yên 3 (nền đô thị) và Minh Khai (giao thông) có tỉ lệ khá thấp chỉ chiếm 8,1%; mức kém là 24,3% và 29,7% mức xấu đều chiếm 12,2%.

Theo đánh giá của Sở TN&MT Hà Nội, ô nhiễm không khí tăng do khí thải từ lưu thông, làng nghề, cụm công nghiệp, xây dựng... tăng cao. Mặt khác, trong những ngày vừa qua, chất lượng không khí xấu đi còn do hiện tượng nghịch nhiệt, tạo ra sương mù bao phủ toàn thành phố ở độ cao thấp, gây bất lợi đến lưu thông khí quyển. Do đó, các chất ô nhiễm không thể khuếch tán được lên cao để pha loãng và phát thải mà bị giữ lại, tích tụ tại tầng khí quyển sát mặt đất.

Giải pháp nào cải thiện chất lượng không khí?

Trước tình trạng ô nhiễm không khí cảnh báo đỏ trong giai đoạn đầu năm 2019, Sở TN&MT đã đánh giá hiện trạng và đưa ra một số giải pháp cải thiện ô nhiễm không khí.

Theo đó, Hà Nội đã và đang thực hiện các biện pháp trồng cây xanh, đầu tư các bãi phế thải, các nhà máy đốt rác hiện đại, hạn chế phương tiện cá nhân… để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, thành phố cũng đã triển khai đồng bộ các đề án như: Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030; Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại; Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại…

Tuy nhiên, trong các giải pháp nêu trên mới chỉ có kế hoạch trồng mới 1 triệu cây xanh thực hiện từ năm 2016 nhằm giảm khói bụi và tiếng ồn cho thành phố được hoàn thành. Còn một số giải pháp khác như: triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân; đầu tư các bãi phế thải xây dựng; xây dựng các nhà máy đốt rác công nghệ hiện đại… vẫn đang trong tình trạng thực hiện hoặc triển khai chậm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khói bụi, đặc biệt là bụi mịn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ hoạt động giao thông. Bởi vậy, hạn chế phương tiện cá nhân là giải pháp có quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để hạn chế phương tiện cá nhân, thành phố cần xây dựng được hệ thông giao thông công cộng. Bên cạnh đó phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác. Như vậy, có thể thấy, cải thiện chất lượng không khí sẽ không chỉ ngày một ngày hai có thể làm được ngay.

Đối với người dân, trong bối cảnh ô nhiễm không khí gia tăng, để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyên người dân cần theo dõi diễn biến chất lượng không khí qua Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội (hanoi.gov.vn) hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường, hạn chế việc di chuyển tới các điểm “nóng”, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh hô hấp.

Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt (0 - 50), các chuyên gia đánh giá không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức trung bình (51 - 100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài. Mức kém (101 - 200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài. Mức xấu (201 - 300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài. Mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

Thanh Sơn

chat luong khong khi ha noi lien tuc canh bao do la do suong muBụi mịn - “Tử thần” trong không khí
chat luong khong khi ha noi lien tuc canh bao do la do suong muHà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á
chat luong khong khi ha noi lien tuc canh bao do la do suong muHơn 90% trẻ em phải hít thở không khí ô nhiễm
chat luong khong khi ha noi lien tuc canh bao do la do suong muGia tăng bệnh tai mũi họng vì ô nhiễm không khí