Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm

17:28 | 01/10/2020

148 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Từ khúc gỗ vô tri, qua bàn tay khéo léo tài hoa của anh Đỗ Văn Cần (Ninh Bình) đã “biến” thành những bức tượng, tranh sống động. Nghề đã giúp chàng trai làng kiếm hàng trăm triệu đồng.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề mộc, từ nhỏ Đỗ Văn Cần (SN 1990, xóm 6, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã sớm được tiếp xúc với gỗ, cưa, đục…

Vì thế, khi học cấp 2, Cần đã có thể làm được những sản phẩm đơn giản phụ giúp gia đình.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 1
Anh Đỗ Văn Cần đang "thổi hồn" vào khúc gỗ vô tri để biến thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Lớn lên, Cần không chọn con đường vào đại học hay cao đẳng mà khăn gói đến Bắc Ninh và vùng Tây Nguyên học nghề điêu khắc gỗ.

Khi đó, chàng trai trẻ sớm hiểu được, nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật làm đỉnh cao của nghề mộc và cũng sẽ giúp cho bản thân anh có tương lai hơn so với làm mộc dân dụng.

“Theo nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật thì muôn vàn khó khăn, bởi ngoài tính tỉ mỉ cần cù, chính xác của một thợ mộc thì còn cần trí óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của một nghệ sĩ. Để những tác phẩm mình tạo ra không những đẹp, đặc sắc mà còn phải có hồn và là duy nhất”, anh Cần chia sẻ.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 2
Sống được với nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật, anh Cần có phải có trí óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo.

Chính những yêu cầu khắt khe đã khiến không ít lần những tác phẩm anh tạo ra phải bỏ đi, làm lại. Nhưng bằng sự đam mệ, cùng với đôi bàn tay khéo léo tài hoa, trí óc thông minh, chỉ thời gian ngắn Cần đã thành thạo được với nghề điêu khắc gỗ.

Năm 2012, khi trở thành thợ lành nghề, Cần trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

“Thời gian đầu lập nghiệp khá gian nan, do tranh, tượng điêu khắc gỗ nghệ thuật thời điểm đó vẫn xa lạ với người dùng, giá thành mỗi bức tranh, bức tượng cũng khá cao nên việc tiếp cận khách hàng rất khó khăn”, anh Cần chia sẻ.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 3
Các công đoạn làm ra một bức tượng hay bức tranh bằng gỗ đều được anh Cần cẩn thận từng chi tiết. Từ những khúc gỗ vô tri, anh biến thành tác phẩm để đời khiến nhiều người suýt xoa.

Nhưng không nản chí, anh bắt tay vào chế tác những tác phẩm gỗ độc đáo, có nội dung gần gũi với đời sống con người Việt Nam như tranh phú quý, tượng Phật, tượng con giáp.

Dưới óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của một người thợ lành nghề, những khúc gỗ, gốc cây như được thổi hồn vào để trở thành những tác phẩm nghệ thuật sinh động.

Có sản phầm, anh Cần kết hợp với quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình trên mạng xã hội và các kênh thông tin khác. Dần dà tranh của anh bắt đầu có tiếng trên thị trường và được khách hàng đón nhận. Những khách hàng này cũng là "kênh" thông tin giới thiệu sản phẩm để ngày càng có nhiều người đến tận xưởng xem tranh, mua hàng.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 4
Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 5
Bức tranh làng quê rộng hơn 2 mét vuông được anh Cần làm hoàn toàn thủ công, mất hàng tháng trời mới hoàn thành và có giá hàng chục triệu đồng.

Theo chia sẻ của anh Cần, quy trình làm ra một bức tranh điêu khắc gỗ nghệ thuật trải qua khá nhiều bước. Nhưng quan trọng nhất là khâu chọn phôi gỗ.

Gỗ được chọn có thể là thân cây, gốc cây hoặc gỗ lũa... nhưng phải là gỗ tốt, ít cong vênh, có độ dẻo, dai, không nứt và không bị mối mọt.

Sau khi chọn gỗ, người thợ sẽ dựa vào hình dáng của khối gỗ thô mà hình thành ý tưởng, phá thô, làm tinh sảo sắc nét và hoàn thiện sản phẩm. Hầu hết các công đoạn kể trên đều phải làm thủ công, do đó, óc sáng tạo và tay nghề của người thợ quyết định rất lớn đến giá trị của một bức tranh.

Việc này cũng khác hoàn toàn so với nghề mộc dân dụng là sử dụng máy móc để sản xuất ra sản phẩm đồng loạt giống nhau.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 6
Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 7
Chàng trai trẻ đam mê nghề điêu khắc gỗ bên những tác phẩm mình làm ra phục vụ công chúng.

Các sản phẩm của anh Cần làm ra luôn đa dạng về nội dung như: tượng Phật, tượng Phúc - Lộc - Thọ, tượng các linh thú, tượng 12 con giáp, tranh đồng quê, tranh vinh quy bái tổ, tranh tứ quý.... và có nhiều kích cỡ.

Mỗi bức tranh có giá từ vài triệu đến vài chục triệu tùy thuộc vào chất liệu gỗ và độ khó của mỗi bức.

Trung bình mỗi tháng xưởng của anh Cần có từ 7 - 10 đơn hàng, đem lại thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí gỗ, nhân công... anh cũng bỏ túi vài chục triệu đồng mỗi tháng.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 8
Anh Cần đang tận tình dạy nghề cho một thanh niên cùng quê.

Nhưng niềm vui của anh Cần không chỉ là thành công với lĩnh vực tranh điêu khắc gỗ hay sản phẩm của mình được nhiều người đón nhận, mà còn có thể truyền nghề cho những người cùng đam mê, giúp họ có công việc và thu nhập tốt.

Xưởng mộc của anh Cần đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 lao động với mức thu nhập ổn định từ 7-10 triệu đồng/tháng.

Đây đều là những thanh niên cùng quê, lúc đầu họ cũng xa lạ với nghề điêu khắc gỗ này. Thấy anh Cần tận tình, cùng với niềm đam mê có sẵn, những người này đã học nghề theo và giờ đã có thể “kiếm cơm” từ nghề để nuôi sống cả gia đình.

Chàng trai làng “thổi hồn” vào gỗ, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - 9
Xưởng điêu khắc gỗ của anh Cần hiện đang có 4 người làm công với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, anh Cần đã thuê nhà xưởng để mở rộng sản xuất nghề điêu khắc gỗ nghệ thuật. Sản xuất đi vào ổn định, khách hàng từ nhiều tỉnh thành, thu nhập cũng tốt hơn trước rất nhiều, nhưng chàng trai trẻ vẫn còn nhiều trăn trở.

Bởi nghề này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, anh mong sao có thể đào tạo nghề được cho nhiều người hơn nữa trên địa bàn.

“Học được nghề, mọi người không chỉ có thêm thu nhập mà tôi cũng có thể nhận thêm được nhiều mối hàng để phục vụ được nhiều người hơn”, anh Cần nói.

Theo Dân trí