Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Máy xét nghiệm "vỏ Đức- ruột Trung Quốc":

Cần truy cứu trách nhiệm hình sự!

07:01 | 01/08/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Dù mới được cấp đến các bệnh viện từ năm 2010 nhưng 2/6 máy xét nghiệm sinh hóa từ gói thầu số 4 (thuộc dự án Đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế tuyến huyện) đã bị hỏng. Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã khiến cho những thiết bị tiền tỷ này nhanh chóng phải… đắp chiếu?

Vụ việc bắt đầu từ thông tin Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Thường Tín sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa tự động nhãn hiệu Hitachi 717 là… “đi mượn” của một doanh nghiệp vào công việc chuyên môn tại bệnh viện. Điều đáng nói là máy này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, lại là máy cũ đã quá hạn sử dụng. Lý do mà đại diện BVĐK Thường Tín đưa ra để giải thích cho việc đi mượn là bởi máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 mà bệnh viện được Sở Y tế TP.Hà Nội cung cấp trong gói thầu số 4 đã bị hỏng, không sử dụng được.

Trước thông tin này, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 tại BVĐK Thường Tín. Bất ngờ hơn từ việc sử dụng máy không rõ nguồn gốc tại bệnh viện này lại “khui” ra việc một loạt máy phân tích sinh hóa tự động trong tình trạng “Vỏ một nơi, ruột một nẻo”.

Thông tin từ phía Sở Y tế Hà Nội cung cấp thì khi đoàn kiểm tra máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 tại BVĐK Thường Tín thì thấy tem nhãn model bên ngoài có ghi sản xuất tháng 5/2010, nơi sản xuất ở Đức nhưng 3 quạt máy và toàn bộ mô tơ lại có xuất xứ từ Trung Quốc, còn 1 cánh quạt do Việt Nam sản xuất.

Máy xét nghiệm sinh hóa tự động nhãn hiệu Hitachi 717 tại BVĐK Thường Tín

Liên quan đến máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 tại phòng xét nghiệm BVĐK Thường Tín thì đây là 1 trong 6 máy được Sở Y tế cấp từ cuối năm 2010. 6 máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 thuộc gói thầu số 4 được cấp cho 6 BVĐK tuyến huyện gồm: BVĐK Hoài Đức, Thường Tín, Vân Đình, Thanh Oai, Phú Xuyên và Quốc Oai.

Tiếp tục tiến hành thanh kiểm tra máy máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 ở BVĐK Hoài Đức thì bất ngờ là máy tại bệnh viện này cũng đang trong tình trạng hỏng hóc.

Sự vụ này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự tắc trách trong quản lý thiết bị y tế của các cơ quan chức năng. Chỉ tính riêng BVĐK Thường Tín, trung bình một ngày bệnh viện làm xét nghiệm cho 200-300 bệnh nhân. Như vậy trong thời gian qua, bao nhiêu bệnh nhân đã bị bệnh viện này giao phó tính mạng cho một chiếc máy quá… “date”?

Về việc máy xét nghiệm sinh hóa “Vỏ Đức, ruột Trung Quốc”, trả lời truyền thông, ông Bùi Hoàng Mai, Giám đốc Viện Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) khẳng định: “Có thể chấp nhận được, bởi một thiết bị có thể có nhiều nước tham gia sản xuất”.

Tuy nhiên, những giải thích này không làm nguôi nghi ngờ trong lòng dân. Bởi trước nay đã rất nhiều đường dây chuyên nhập khẩu, nhập lậu các thiết bị y tế đã quá hạn sử dụng bị cơ quan chức năng triệt phá.

Điển hình là ngày 16/12/2013, Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng Cục Hải quan) đã phá đường dây chuyên nhập khẩu thiết bị y tế quá date của Công ty TNHH Kỹ thuật Thiết bị Y tế Bảo Trân. Toàn bộ thiết bị y tế gồm các máy bị thu giữ trong lô hàng này có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại do không còn giá trị sử dụng.

Mới đây nhất, ngày 3/1/2014, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cũng phát hiện một máy xét nghiệm sinh hóa tự động Hitachi 917 đã qua sử dụng được nhập về từ một công ty chuyên về kinh doanh thiết bị y tế.

Vậy mới nói, việc “rút ruột” các dự án y tế bằng cách nhập khẩu các thiết bị y tế cũ rồi “mông má” lại đem vào sử dụng đã không còn là lạ.

Cũng phải nói thêm rằng, 6 máy xét nghiệm sinh hóa tự động Greiner GA 240 cung cấp cho 6 bệnh viện được đầu tư với kinh phí gần 30 tỷ đồng và mới được trao tay đến các bệnh viện năm 2010. Đến nay, cơ quan chức năng mới tiến hành kiểm tra 2 máy, tại 2 bệnh viện thì cả 2 máy đều đang trong tình trạng… đắp chiếu.

Trớ trêu ở chỗ 6 máy thuộc gói thầu số 4 được cấp phát với mục đích rất nhân văn khi nằm trong Dự án "Đầu tư nâng cấp trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm" nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến huyện. Thế nhưng với sự vụ như ngày hôm nay đủ thấy, mục đích mà dự án đề ra đạt kết quả đến đâu.

Thiết nghĩ với vấn đề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người mà lại luôn bị đe dọa bởi một nguyên nhân rất “trời ơi” như chất lượng thiết bị máy móc thì thật khó chấp nhận. Nên các cơ quan điều tra cần có biện pháp và chế tài xử phạt mạnh tay, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng vi phạm.

Được biết, Công an TP Hà Nội đang thụ lý và tiến hành điều tra vụ việc và bước đầu đã phát hiện những sai phạm trong quá trình lập hồ sơ cấp phép nhập khẩu các trang thiết bị này.

Huy An