Cần phát tín hiệu về giá để thu hút tư nhân đầu tư vào năng lượng tái tạo
Trong thời gian qua, việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển ngành năng lượng là một chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp cũng như các chuyên gia kinh tế ngành năng lượng, đặc biệt năng lượng tái tạo vẫn phát triển chậm, chưa có bước đột phá.
Hiện có khoảng 92 dự án điện mặt trời với tổng quy mô công suất 5.000MW đã đi vào vận hành |
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tính đến nay Việt Nam đang có một loạt các dự án nguồn điện lớn được đầu tư theo hình thức BOT. Đây là những dự án nguồn điện rất lớn, quan trọng và đã được các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước (các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân...) tiến hành đầu tư. Việc đầu tư vào các dự án như vậy giảm áp lực, giảm gánh nặng trong việc thu xếp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư cho cung cấp điện phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó, việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đã phát triển mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn lớn, hoàn toàn do tư nhân đầu tư. Cụ thể, về phát triển điện mặt trời, đến nay có khoảng 92 dự án với tổng quy mô công suất 5.000MW đã đi vào vận hành. Đối với điện gió, có khoảng 10 dự án với tổng quy mô công suất 400kW cũng đã đi vào hoạt động.
Trong thời gian tới, việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa; đồng thời sẽ thu hút rất lớn vốn đầu tư tư nhân, dẫn đến yêu cầu cần có cơ chế chính sách khuyến khích việc này.
Liên quan đến vấn đề cơ chế chính sách, tại Tọa đàm trực tuyến Đưa Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống với chủ đề “Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch” vừa được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, chính sách quan trọng nhất là tín hiệu về giá để thu hút đầu tư tư nhân. Khi nhà đầu tư thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Việc này áp dụng cho ngành điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung. Thậm chí, có nhà đầu tư còn có thể bỏ cả vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải.
Thời gian qua, chúng ta phát triển năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời và điện gió đều thông qua mức giá cố định, cơ chế giá cố định. Cơ chế chính sách đề ra đối với giá cố định rất phù hợp với tất cả các quốc gia mới phát triển, khi thị trường năng lượng tái tạo còn đang rất “non trẻ”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh cho hay, Bộ Công Thương cũng đã tính toán mức giá cho các dự án năng lượng tái tạo trên cơ sở sự hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tính toán đầy đủ các chi phí để phát triển các loại hình năng lượng tái tạo khác nhau; trong đó bao gồm cả chi phí đầu tư, chi phí quản lý vận hành, thậm chí cả chi phí vốn. Từ đó, xác định một mức lợi nhuận hợp lý cho các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, khi các nhà đầu tư đầu tư vào phát triển năng lượng tái tạo với cơ chế giá được khuyến khích thì cũng bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc này có một đặc thù là hiện nay giá của năng lượng tái tạo biến đổi rất nhanh, chính vì vậy cơ chế về giá cố định cũng sẽ chỉ áp dụng trong giai đoạn cố định, mặc dù cơ chế này thời gian qua phát huy hiệu quả rất tốt, thu hút được đầu tư. Khi thị trường phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đã trưởng thành thì sắp tới Bộ Công Thương sẽ tham mưu cho Chính phủ để thực hiện các cơ chế phù hợp, thí dụ như cơ chế đấu thầu, xác định giá cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh, minh bạch, công bằng đồng thời bảo đảm hiệu quả cho cả Nhà nước và doanh nghiệp.
"Thị trường điện của Việt Nam sẽ phát triển các cấp độ theo hướng từng bước tiến hành giá điện dần dần theo giá thị trường, khi đó chắc chắn các nhà đầu tư sẽ quan tâm và sẽ tham gia vào đầu tư phát triển thị trường này. Như vậy khi đó cũng đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra" - ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Đức Minh
Chuyển dịch năng lượng cần tính đến bài toán chuyển dịch kinh tế |
Gỡ khó cho điện mặt trời mái nhà |
Điện năng lượng tái tạo đã đạt trên 5.500 MW |
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
Cần chính sách rõ ràng cho năng lượng gió ngoài khơi
-
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Giá điện khí LNG cần phải theo cơ chế thị trường
-
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?
-
Bài 3: Để phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi một cách hợp lý
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi