Cần có chính sách “ngoại giao đơn hàng” hỗ trợ các doanh nghiệp điện tử
Kim ngạch xuất khẩu điện tử giảm do đâu?
Theo Bộ Công Thương, công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Nhưng trong 6 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đang sụt giảm. Cụ thể, điện thoại, linh kiện và máy tính là hai ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của cả nước đã đối mặt sự sụt giảm đơn hàng chưa từng thấy từ quý IV/2022 kéo dài sang nửa đầu năm 2023. Do đó, kim ngạch mà 2 ngành này đóng góp trong nửa đầu năm mới dừng ở 49,5 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu điện thoại - linh kiện đạt 24,3 tỷ USD, giảm 17,9%; máy tính, sản phẩm điện tử đạt 25,2 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ.
Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác |
Cùng kỳ năm ngoái, hai ngành này mang về kim ngạch xuất khẩu 57,4 tỷ USD. Như vậy, mới qua 6 tháng, nhưng trị giá ngoại tệ thu về đã hụt tới 7,9 tỷ USD - một con số không hề nhỏ.
Với biên độ giảm xuất khẩu lớn hơn, điện thoại đã bị “qua mặt” kể từ cuối tháng 5/2023, nhường ngôi vị top 1 cho máy tính, khi kim ngạch xuất khẩu điện thoại kém 1 tỷ USD so với máy tính.
Nhu cầu giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn vì suy thoái kinh tế đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành sản xuất điện thoại, linh kiện tại Việt Nam.
Nói về nguyên nhân sụt giảm, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, xuất khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện trên toàn cầu đều giảm.
Bên cạnh đó, các Tập đoàn như Apple, Samsung, doanh số điện thoại cũng giảm rất mạnh. Doanh thu quý II/2023 của Apple giảm mạnh nhất kể từ năm 2016 do suy giảm doanh số bán iPhone.
Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, thị trường điện thoại toàn cầu vẫn chịu áp lực suy thoái, nhu cầu chỉ có thể khởi sắc hơn vào những tháng cuối năm 2023.
Thậm chí, các kênh, đối tác chuỗi cung ứng và các công ty sản xuất linh kiện gốc (OEM) đều chung dự báo rằng, sự phục hồi diễn ra vào năm sau, còn tình hình các tháng cuối năm 2023 vẫn chưa thật khởi sắc.
Phải có chiến lược “ngoại giao đơn hàng”
Chia sẻ về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp điện tử, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói chung. Trong đó, xuất khẩu điện tử nói riêng, thậm chí triển khai “ngoại giao đơn hàng”, “ngoại giao xuất khẩu”, như đã từng làm “ngoại giao vắc-xin”.
Dẫn chứng tại thời điểm này, theo VEIA, hiện các doanh nghiệp báo về VEIA là không có thêm đơn hàng mới ở những dòng khách hàng truyền thống tại các thị trường xuất khẩu trọng tâm gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc... Một số doanh nghiệp cũng cố gắng vận động để có những đơn hàng mới ở những thị trường mới như Canada, Bắc Mỹ…, nhưng giá trị đơn hàng rất nhỏ và không ổn định. Khó khăn chồng chất khó khăn đối với doanh nghiệp Việt khi gần đây manh nha nguy cơ khá nhiều đơn hàng bị chuyển sang đối tác ở quốc gia khác.
Trong khi đó hiện giá trị xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu do doanh nghiệp FDI tạo ra.
Chính vì vậy, "giải pháp ngoại giao đơn hàng” cho doanh nghiệp điện tử Việt được các chuyên gia đề xuất được coi là giải pháp gỡ khó cấp thiết. Về ý tưởng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các cơ quan thường trực về thương mại, xúc tiến đầu tư của Việt Nam cần phải có vai trò và trách nhiệm cao hơn nữa. Có thể so sánh, thời kỳ Việt Nam thiếu vắc-xin phòng Covid-19 đã có sự chỉ đạo quyết liệt để tất cả các đại sứ quán cũng như các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm các đối tác công và đối tác tư để hỗ trợ cho Việt Nam, trong bối cảnh cần ngay lập tức vắc-xin để phòng chống dịch. Tất nhiên, bối cảnh của 2 vấn đề rất khác nhau nhưng đề xuất của VEIA cũng nên được lưu ý.
“Chúng ta dựa trên mối quan hệ đã xây dựng được phải rốt ráo hợp tác với các nước, các Chính phủ cũng như các tập đoàn, các doanh nghiệp, hiệp hội ở nước ngoài đem đơn hàng về”- đại diện VEIA đề xuất.
Có thể hiểu, “ngoại giao đơn hàng” chính là sử dụng hiệu quả hơn nữa những mối quan hệ, tận dụng các thông tin từ các đại sứ quán, các thương vụ, các đầu mối phụ trách về xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam để kết nối thị trường điện tử, doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài.
Vào tháng 4/2022, Thủ tướng Chính phủ đi thăm Hoa Kỳ, cũng từng gặp các tập đoàn công nghệ để yêu cầu họ phát triển chuỗi cung ứng với sự tham gia của doanh nghiệp Việt. Chỉ với “ngoại giao đơn hàng” cấp Chính phủ, doanh nghiệp điện tử Việt mới có nhiều cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của các “ông lớn” toàn cầu, nhận được đơn hàng thường xuyên với quy mô lớn.
Thiết nghĩ, nếu những giải pháp trên được triển khai có hiệu quả, ngành công nghiệp điện tử sẽ có cơ hội vượt qua chuỗi ngày "bĩ cực" để hướng tới những bước phát triển bền vững hơn.
Những năm qua, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng…Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Khu vực FDI đã đưa ngành điện tử Việt Nam vượt mốc xuất khẩu trên 110 tỷ USD/năm. |
Theo Báo Công Thương
Dự báo một “cơn bão” sụt giảm trên thị trường tiền điện tử Thị trường tiền điện tử lại chìm trong sắc đỏ khi các đồng tiền chính đều giảm giá trong 24 giờ qua. Một số nhà phân tích cho rằng, có thể thị trường đang chuẩn bị cho một “cơn bão” sụt giảm. |
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 7/11: Tỷ giá USD/VND tăng cao nhất lịch sử
-
Không khoan nhượng trong “cuộc chiến” thương mại điện tử
-
Tin tức kinh tế ngày 27/10: Thanh, kiểm tra các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số