Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Các kiến nghị của cử tri được Chính phủ tích cực xem xét, giải quyết

15:02 | 17/10/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 28 diễn ra vào sáng 17/10.

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, thực hiện Nghị quyết số 412/2017/NQ-UBTVQH14 ngày 24/7/2017 của UBTVQH, giao Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ban Dân nguyện đã phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội giám sát các bộ, ngành giải quyết các kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5; đồng thời phối hợp chặt chẽ với 63 đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) xem xét, đánh giá thực tiễn việc giải quyết kiến nghị tại địa phương, nơi cử tri có kiến nghị.

cac kien nghi cua cu tri duoc chinh phu tich cuc xem xet giai quyet
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Thông qua 1.423 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 5, 63 đoàn ĐBQH đã tổng hợp được 2.114 kiến nghị của cử tri. Trong đó, có 60 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 2,8%); 2.004 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành (chiếm 95,5%); 35 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân (chiếm 1,7%). Toàn bộ các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đến nay đều được xem xét, giải quyết, trả lời và có văn bản gửi tới đoàn ĐBQH, nơi cử tri kiến nghị (đạt 100%).

Như vậy, trong số các kiến nghị nêu trên, các kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 95,5%).

Đến nay, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri của các cơ quan thuộc khối Chính phủ, cụ thể là: Chính phủ, các bộ, ngành đã tiếp nhận 2.004 kiến nghị, nội dung các kiến nghị liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế-xã hội, trong đó, nổi lên một số vấn đề cử tri nhiều địa phương kiến nghị như: Về giáo dục đào tạo (183), về giải quyết việc làm và an sinh xã hội (181), về nông nghiệp, nông thôn (167), về cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương (158)...

Nội dung các kiến nghị này đã được xem xét, giải quyết, trả lời đạt 100% (hầu hết các kiến nghị đều được trả lời ở dạng giải trình hoặc cung cấp thông tin về nội dung của các văn bản pháp luật chiếm 79,79%; số các kiến nghị được xem xét giải quyết đạt 5,14%; còn lại 302 kiến nghị đang tiếp tục được nghiên cứu để giải quyết chiếm 15,07%).

Báo cáo của Ban Dân Nguyện cũng nêu lên nhiều đề xuất, kiến nghị. Cụ thể, đối với các cơ quan thuộc khối Quốc hội, đề nghị ĐBQH, đoàn ĐBQH nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tiếp xúc cử tri, tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, đặc biệt là việc tổ chức lấy ý kiến cử tri tham gia góp ý vào các dự án luật, bảo đảm thực chất hiệu quả tránh hình thức để nắm bắt, lắng nghe đầy đủ ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân, kịp thời giải thích, tuyên truyền, định hướng dư luận đạt sự đồng thuận cao của người dân trong quá trình Quốc hội xem xét, thông qua các dự án luật.

Tăng cường giám sát việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt trong quá trình thẩm tra các dự án luật cần giảm thiểu tối đa các điều, khoản, điểm trong luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Đề nghị các ĐBQH cần quan tâm tới kết quả và chất lượng giải quyết các kiến nghị của cử tri nói chung và các kiến nghị của cử tri tại địa phương mà mình ứng cử nói riêng và coi đây là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Đối với các cơ quan thuộc khối Chính phủ là đề nghị tiếp tục quan tâm giải quyết kiến nghị cử tri bảo đảm hiệu quả, chất lượng, chú trọng nâng cao tỷ lệ giải quyết, giảm tỷ lệ thông tin giải trình đối với các kiến nghị mà cử tri phản ánh.

Quan tâm và có giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa để chống “tham nhũng vặt”, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu đòi hối lộ, lót tay, nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí để giải quyết công việc, tuy “nhỏ” nhưng đang trực tiếp gây ảnh hưởng “không hề nhỏ” tới cuộc sống hằng ngày của từng người dân và toàn xã hội, làm giảm sút lòng tin của người dân với chính quyền.

Quan tâm giải quyết dứt điểm những kiến nghị của cử tri liên quan đến lĩnh vực giáo dục, bảo đảm tính ổn định, thống nhất như vấn đề đổi mới hình thức thi, tuyển sinh, đổi mới cách dạy và học, thí điểm mô hình giáo dục mới... vì các vấn đề liên quan đến giáo dục có phạm vi ảnh hưởng rất lớn.

Đối với tình trạng một số văn bản trái pháp luật được ban hành trong thời gian vừa qua, ngoài việc rà soát, sửa đổi các văn bản này, Chính phủ cần quan tâm đánh giá những tác động tiêu cực lên đời sống xã hội, quyền lợi của người dân, đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định bảo đảm tính răn đe và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, để từng bước chấm dứt tình trạng này.

Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương cần đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, khắc phục tình trạng quá nhiều văn bản pháp luật đã ban hành, có hiệu lực thi hành nhưng cử tri không biết, vẫn tiếp tục kiến nghị, nên số lượng các kiến nghị cử tri được trả lời bằng cung cấp thông tin rất lớn (trung bình chiếm tới 80% tổng số các kiến nghị) gây tốn kém, lãng phí.

Theo Báo điện tử Chính phủ