Các công ty dầu khí Mỹ chi 9,6 triệu USD để quảng cáo trên Facebook
Những quảng cáo này chủ yếu nhằm thuyết phục mọi người về nhu cầu mở rộng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tầm quan trọng của chúng đối với hỗn hợp năng lượng thực tế. Nhiều quảng cáo cho rằng dầu và khí đốt là cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu hoặc có thể được coi là năng lượng sạch.
Nghiên cứu tập trung vào các quảng cáo do 25 tổ chức dầu khí hoặc các nhóm vận động phục vụ cho các công ty dầu khí. Đặc biệt người ta có thể quan sát thấy sự hiện diện của Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API), ExxonMobil, Chevron, BP và Shell... Các công ty như Phillips 66, Hiệp hội Dầu khí Texas và OneAlaska cũng tham gia.
Trong số 25.174 quảng cáo được phân tích bởi Influence Map, 48% nói rằng lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch là "một phần của giải pháp" cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Các quảng cáo cũng quảng cáo khí đốt như một nguồn năng lượng "sạch, xanh, ít carbon". Mặc dù ít gây ô nhiễm hơn so với các nhiên liệu hóa thạch khác, tuy nhiên nguồn tài nguyên này không thể được coi là năng lượng sạch.
Cần lưu ý rằng chỉ riêng ExxonMobil đã chi 5,04 triệu USD trong số 9,6 triệu USD được sử dụng cho các chiến dịch này.
Vấn đề chính khác được tiết lộ trong nghiên cứu này là thái độ mập mờ của Facebook. Các chính sách mạng xã hội nghiêm cấm thông tin sai lệch và hạn chế quảng cáo về các chính sách khí hậu. Tuy nhiên, theo Influence Map, Facebook, bất chấp tuyên bố cam kết giảm thiểu biến đổi khí hậu, vẫn tiếp tục nhận được hàng triệu USD từ ngành dầu khí để hiển thị các quảng cáo thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tất cả các bài đăng này không tuân theo chính sách thông tin sai lệch của Facebook.
Cuối cùng nghiên cứu cũng làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến sức mạnh to lớn của mạng xã hội trong việc phổ biến thông điệp chính trị.
Facebook lùi lịch mở cửa lại văn phòng sang năm 2022 |
Facebook Messenger bổ sung mã hóa đầu cuối cho các cuộc gọi thoại và video |
TikTok vượt Facebook trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất thế giới |
Nh.Thạch
AFP
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Vòng cấp phép năm 2024: Bước ngoặt cho ngành dầu khí Nigeria
-
[PetroTimesTV] Đảng uỷ DQS tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận 76-KL/TW
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ