Cả 3 thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều sụt giảm kim ngạch
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 919.038 tấn cà phê, thu về gần 1,57 tỷ USD, giá trung bình 1.706 USD/tấn, giảm cả về lượng, về kim ngạch và giảm về giá so với cùng kỳ năm 2018.
Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, chiếm trên 14,8% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt 136.180 tấn, tương đương 214,4 triệu USD, giá 1.574,4 USD/tấn, giảm hơn 13% về kim ngạch và về giá so với cùng kỳ năm 2018.
(Ảnh minh họa) |
Đông Nam Á là thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ cà phê Việt Nam, đạt 101.520 tấn, tương đương 202,48 triệu USD, cũng giảm cả về lượng và giảm về kim ngạch so với cùng kỳ.
Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về tiêu thụ cà phê, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.249 tấn, trị giá 147,02 triệu USD, giảm 27,8% về kim ngạch, giảm 14,9% về giá so với cùng kỳ.
Như vậy, cả 3 thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam đều sụt giảm trong 6 tháng qua. Nhưng giảm mạnh nhất là thị trường Indonesia, giảm 74% cả về lượng và kim ngạch, đạt 13.849 tấn. Chỉ có một vài thị trường xuất khẩu tăng cả lượng và kim ngạch là Philippines, Malaysia và Canada.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam với mục tiêu đặt ra là xuất khẩu đem về 3,74 tỷ USD trong năm 2019. Trước những thách thức khó khăn của thị trường 6 tháng cuối năm cần có những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mới đạt được mục tiêu đề ra.
M.Đ
Giải pháp cứu cánh cho nông dân khi nông sản rớt giá |
Lâm Đồng: Phát hiện rẫy cà phê trồng xen lẫn cần sa |
Sầu riêng rớt giá mạnh, cà phê giảm cả lượng và giá trị trong 6 tháng qua |
-
Tin tức kinh tế ngày 3/10: Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 7/9: Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực
-
Tin tức kinh tế ngày 1/9: Giá USD "chợ đen" bất ngờ hồi phục
-
Giới trẻ Đà Nẵng thích thú với "trend" uống cà phê sớm, ngắm bình minh sông Hàn
-
Tin tức kinh tế ngày 8/8: Lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu tăng trở lại