Bức tranh điện gió ngoài khơi: Triển vọng và những vấn đề đặt ra (Kỳ XI)
Theo báo cáo của IRENA, tính đến năm 2023, lĩnh vực năng lượng gió toàn cầu chiếm 1,4 triệu lao động |
Năm 2023, 11 GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi mới đã được đưa vào vận hành, đánh dấu năm cao thứ hai về mặt công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng và bình đẳng, cần phải xây dựng lực lượng lao động có năng lực và đa dạng, giúp thúc đẩy lĩnh vực điện gió ngoài khơi phát triển, đồng thời đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Bối cảnh lực lượng lao động điện gió ngoài khơi
Theo báo cáo của IRENA, tính đến năm 2023, lĩnh vực năng lượng gió trong và ngoài khơi toàn cầu chiếm 1,4 triệu lao động và con số này hiện đang tăng dần lên. Tuy nhiên, hoạt động liên quan đến điện gió hiện nay tập trung ở một số ít quốc gia trên thế giới. Tính chỉ riêng Trung Quốc cũng đã chiếm 48% lực lượng lao động năng lượng gió toàn cầu; 10 quốc gia hàng đầu cùng nhau tuyển dụng 1,23 triệu lao động trong lĩnh vực điện gió, với 4 trong số các quốc gia này nằm ở châu Âu, ở Châu Á (4) và ở Châu Mỹ (2), bởi hai khu vực này hiện dẫn đầu về lắp đặt năng lượng gió.
Khi xem xét toàn bộ lĩnh vực năng lượng, bao gồm cả các lĩnh vực công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, khoảng 65% lực lượng lao động năng lượng tổng thể được kết nối với cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo mới. Hiện có rất nhiều hứa hẹn cho sự phát triển của lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi để tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi mang tính địa chấn này. Trước năm 2030, dự báo đến năm 2027, khoảng 75.000 lao động sẽ cần được đào tạo về xây dựng và lắp đặt (C&I) cũng như vận hành và bảo trì (O&M) điện gió ngoài khơi trên toàn cầu. Đây chỉ là một phần lực lượng lao động cần thiết trong toàn bộ chuỗi giá trị điện gió ngoài khơi, bao gồm các công việc trong phát triển dự án, sản xuất, vận chuyển, kết nối lưới điện và ngừng hoạt động. Đối với C&I, số lượng kỹ thuật viên dự báo sẽ làm việc trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi là khoảng 55.100 người (2027). Đối với O&M, ước tính cần có 19.600 kỹ thuật viên (2027).
Những thách thức đầu tư vào nâng cao kỹ năng và tái đào tạo kỹ năng: Hiện có hai cơ hội rất khác biệt để phát triển lực lượng lao động của lĩnh vực năng lượng gió, giúp nâng cao kỹ năng và tái đào tạo kỹ năng. Việc nâng cao kỹ năng có thể được định nghĩa là quá trình tuyển dụng lao động từ các lĩnh vực liên quan khác và hỗ trợ họ phát triển chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực điện gió và điện gió ngoài khơi. Những lao động từ các lĩnh vực công nghiệp khác như dầu khí có thể sở hữu những kỹ năng có thể chuyển giao và làm đòn bẩy cho sự nghiệp mới trong lĩnh vực năng lượng gió. Việc tái đào tạo kỹ năng có thể bao gồm lực lượng lao động rộng lớn hơn chứ không chỉ những người làm trong lĩnh vực năng lượng gió hoặc các lĩnh vực lân cận. Điều này có thể liên quan đến việc khám phá các cơ hội để thu hút lực lượng lao động mới vào lĩnh vực công ngiệp thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, điều này cho phép người lao động tham gia lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng gió.
Hai trong số các công cụ chính có thể được tận dụng để phát triển lực lượng lao động năng lượng gió là đầu tư và giáo dục. Đầu tư có thể được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục hoặc được sử dụng dọc theo chuỗi cung ứng nhằm tạo ra nhu cầu về lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng gió. Giáo dục thì dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các chương trình đào tạo lại hoặc đào tạo lại kỹ năng cho đến tiếp cận cộng đồng rộng lớn hơn.
Nhu cầu về nhân lực trên thị trường điện gió ngoài khơi toàn cầu
Nhu cầu về các chuyên gia về điện gió ngoài khơi có tay nghề cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau đang ngày càng tăng, điều này có nghĩa là cần có sự đa dạng về kỹ năng và năng lực của người lao động để đào tạo, nâng cao và tái đào tạo kỹ năng nhằm hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực. Một số ví dụ về các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này như sau:
Lập kế hoạch và phát triển: (i) Quản lý dự án: Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý dự án hiệu quả là rất quan trọng để phát triển và thực hiện thành công các dự án điện gió ngoài khơi, bao gồm lựa chọn địa điểm, cấp phép và sự tham gia của các bên liên quan. (ii) Chính sách năng lượng tái tạo: Các chuyên gia có chuyên môn về chính sách và quy định năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng bối cảnh pháp lý phức tạp và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn lĩnh vực.
Chuyên môn kỹ thuật: (i) Kỹ thuật và xây dựng: Một phần đáng kể công việc gió ngoài khơi thuộc về kỹ thuật và xây dựng, đòi hỏi chuyên môn về thiết kế kết cấu, quản lý dự án và quy trình lắp đặt. (ii) Kỹ thuật viên turbine: Kỹ thuật viên lành nghề rất cần thiết cho việc bảo trì và vận hành các turbine gió ngoài khơi, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy tối ưu. (iii) Công trình điện cao áp: Với sự phức tạp của cơ sở hạ tầng điện gió ngoài khơi, nhu cầu về các chuyên gia có chuyên môn về hệ thống điện cao áp đang rất cần để đảm bảo truyền tải điện hiệu quả. (iv) Sản xuất: Do lĩnh vực công nghiệp này hướng tới các yêu cầu về hàm lượng địa phương nên các kỹ năng sản xuất các thành phần như đế móng, tháp đỡ và lớp bọc turbine là rất cần thiết cho một chuỗi cung ứng mạnh mẽ.
Kỹ năng chuyên môn: (i) Hàng hải và hậu cần: Do tính chất ngoài khơi của các trang trại điện gió, các kỹ năng về vận hành hàng hải và hậu cần là rất cần thiết cho các hoạt động vận chuyển, lắp đặt và bảo trì. (ii) Sức khỏe và an toàn: Việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn trong hoạt động gió ngoài khơi đòi hỏi các chuyên gia có chuyên môn về các quy trình an toàn và sức khỏe cụ thể cho lĩnh vực hàng hải và năng lượng tái tạo. (iii) Đánh giá tác động môi trường: Kỹ năng về khoa học môi trường và đánh giá tác động môi trường là rất quan trọng nhằm đánh giá tác động hệ sinh thái biển của các dự án điện gió ngoài khơi và thực hiện các hoạt động bền vững.
Đào tạo và phát triển: (i) Khả năng chuyển giao kỹ năng: Với sự chuyển đổi từ các lĩnh vực công nghiệp truyền thống như dầu khí sang năng lượng tái tạo, các chương trình đào tạo lại và nâng cao tay nghề cho người lao động là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của lĩnh vực điện gió ngoài khơi. (ii) Đa dạng lực lượng lao động: Thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong lực lượng lao động là chìa khóa để thúc đẩy sự đổi mới và đảm bảo nguồn nhân tài có tay nghề cao phản ánh nhu cầu đa dạng của lĩnh vực công nghiệp gió ngoài khơi đem đến vô số cơ hội cho các chuyên gia lành nghề ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ: (i) Vận động sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tài trợ cho các sáng kiến đào tạo, cung cấp trợ cấp tái định cư cho các chuyên gia lành nghề và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển lực lượng lao động tại chỗ. (ii) Đảm bảo các khung pháp lý hỗ trợ phát triển nhân tài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi và khuyến khích tham gia vào các chương trình phát triển kỹ năng.
Giám sát và đánh giá: (i) Thiết lập các cơ chế giám sát tính hiệu quả của lộ trình phát triển nhân tài và đánh giá tác động đối với lĩnh vực điện gió ngoài khơi. (ii) Đánh giá thường xuyên sự phù hợp của các chương trình đào tạo với nhu cầu của lĩnh vực và điều chỉnh dựa trên phản hồi từ các đối tác trong lĩnh vực và các bên liên quan. (ii) Áp dụng lộ trình phát triển nhân tài có thể giúp các quốc gia xây dựng lực lượng lao động lành nghề, thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp gió ngoài khơi. Bằng cách thúc đẩy hợp tác, đầu tư vào các chương trình đào tạo và phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, các quốc gia có thể khẳng định mình là những nhân tố chủ chốt trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng tái tạo.
Giải quyết vấn đề bình đẳng giới trên con đường phát triển
Khi lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi tiếp tục tăng trưởng, việc thu hút và giữ chân nhân tài từ mọi thành phần trong xã hội là rất điều quan trọng để hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của lĩnh vực này. Điều này bao gồm khắc phục sự mất cân bằng giới tính lâu dài và đảm bảo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong lực lượng lao động năng lượng gió. Hiện tại, phụ nữ chỉ chiếm 21% số lao động trong lĩnh vực điện gió. Khoảng cách giới tính thậm chí còn rõ ràng hơn trong vai trò lãnh đạo, khi phụ nữ chỉ nắm giữ 8% vị trí quản lý cấp cao trong các đơn vị, doanh nghiệp điện gió. Tuy nhiên, lĩnh vực gió có cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng sắp tới để khắc phục những bất bình đẳng này khi mở rộng và nuôi dưỡng lực lượng lao động công bằng, đa dạng hơn. Tăng cường cân bằng giới tính không chỉ là vấn đề công bằng mà còn quan trọng đối với các đơn vị, doanh nghiệp điện gió trong việc khai thác toàn bộ nguồn tài năng, kỹ năng và quan điểm sẵn có mà phụ nữ có thể đem lại.
Hiện các doanh nghiệp ủng hộ sự đa dạng về giới tính đã được chứng minh là hoạt động tốt hơn trước các đối thủ cạnh tranh do được hưởng lợi từ việc nâng cao đổi mới, ra quyết định và tính bền vững của tổ chức. Để tận dụng cơ hội này, lĩnh vực điện gió và các bên liên quan phải phối hợp hành động thông qua các biện pháp có mục tiêu như: (i) Áp dụng các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm giải trình có tính đến giới. (ii) Mở rộng các chương trình tư vấn, kết nối và đào tạo cho phụ nữ. (iii) Xác định lại các chuẩn mực và lợi ích tại nơi làm việc để hỗ trợ cân bằng giữa công việc và cuộc sống. (iii) Hợp tác với các sáng kiến giáo dục nhằm thúc đẩy lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) cho phụ nữ và trẻ em gái ngay từ khi còn nhỏ. (iv) Tăng cường tiếng nói và vai trò lãnh đạo của phụ nữ hiện nay trong lĩnh vực này.
Hiện chuyển đổi năng lượng toàn cầu không chỉ dừng lại ở việc nâng cấp hệ thống năng lượng mà còn là cơ hội để tái khẳng định các giá trị xã hội giúp củng cố một tương lai bền vững, công bằng cho tất cả mọi người. Đạt được sự bình đẳng giới và sự đa dạng trong lực lượng lao động điện gió là một phần không thể thiếu để hiện thực hóa tầm nhìn này. Do tiếp tục đối mặt với thách thức trong việc chuyển đổi phương cách cung cấp năng lượng cho thế giới nên lĩnh vực điện gió có nghĩa vụ và cơ hội dẫn đầu trong việc trao quyền cho phụ nữ với tư cách là động lực bình đẳng của sự chuyển đổi này.
Link nguồn:
Tuấn Hùng
Connaissance des Énergies
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần NQ55 và KL76
-
Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững
-
Việt Nam có tiềm năng hứa hẹn trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi ở châu Á - Thái Bình Dương
-
Thủ tướng: Tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân
-
Đức nỗ lực củng cố ngành công nghiệp điện gió
-
Sửa đổi Luật Điện lực: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn
-
EVNHANOI đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV đấu nối từ trạm biến áp 500kV Chơn Thành