Bolero được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Bộ ba bolero Mexico hát trong một quán bar ở thành phố Mexico vào ngày 4/12/2023 (Ảnh: Barrons.com) |
Quyết định này được UNESCO đưa ra tại phiên họp lần thứ 18 của Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được tổ chức tại thành phố Kasane, phía Bắc Botswana ngày 5/12.
Hồ sơ đề cử bolero do hai nước Mexico, Cuba cùng thực hiện, trình lên tổ chức từ năm ngoái. Trong một video dài 10 phút, hai nước giới thiệu các nghệ sĩ của đất nước mình, đồng thời trình bày kế hoạch bảo tồn, phát triển dòng nhạc trong tương lai.
Hai quốc gia này cũng tạo ra cộng đồng luyện tập nhạc bolero. Ở Cuba, nhiều câu lạc bộ sinh hoạt mỗi tuần một lần. Ở Mexico, các nghệ sĩ tập trung chủ yếu ở thủ đô Mexico, bán đảo Yucatán. Quận Tlalpan ở thủ đô Mexico đã xây dựng mô hình "quảng trường bolero", tổ chức các buổi diễn với mong muốn thu hút thêm nhiều khán giả trẻ.
Nhạc bolero thường nói về cuộc sống, tình yêu, tình cảm gia đình, với lời ca lãng mạn, nhẹ nhàng kết hợp cùng âm nhạc chậm và lãng mạn.
Theo Đại sứ Cuba tại UNESCO Yahima Esquivel, bolero không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là sự pha trộn giữa các nền văn hóa và ngôn ngữ, giữa văn hóa châu Âu, nhịp điệu châu Phi và bản sắc Mỹ Latinh. Bolero là đại diện cho những khúc nhạc tình Mỹ Latinh có tầm ảnh hưởng vượt biên giới khu vực.
Các ca sĩ bolero đường phố dạo chơi với người qua đường trên bãi biển ở Havana, Cuba vào ngày 4/12/2023 (Ảnh: Barrons.com) |
Bolero bắt nguồn từ thành phố Santiago de Cuba từ cuối thế kỷ 19 và lan rộng khắp Cuba qua các nhóm nghệ sĩ du ca. Một trong những người chủ xướng, định hình phong cách đặc trưng cho bolero là nghệ sĩ Pepe Sánchez (1856-1918), người đã sáng tác bản bolero đầu tiên Tristezas (tạm dịch Những niềm đau) vào khoảng năm 1883.
Thời hoàng kim của bolero ở các nước Mỹ La tinh bắt đầu từ những năm 1930, kéo dài liên tục trong suốt 3 thập niên, với những nghệ sĩ nổi tiếng như Antonio Machin, cặp song ca Los Compadres (Cuba), nhóm nhạc Los Panchos, Los Hermanos Martínez Gil và Trío Tarácuri, Agustín Lara (Mexico), Lucho Gatica (Chile)… Thời kỳ này, bolero còn ảnh hưởng sang thế giới nói tiếng Anh, được trình diễn bởi nhiều nghệ sĩ Mỹ như Bing Crosby, Nat King Cole hay Frank Sinatra.
Dòng nhạc du nhập đến Mexico đầu thế kỷ 20, trở thành nét văn hóa không thể thiếu của cả hai quốc gia. Năm 2018, bolero trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Mexico, trong khi Cuba đưa nghệ thuật này vào danh sách quốc gia năm 2021. Bolero sau đó ảnh hưởng đến Mỹ, châu Âu, châu Á.
Ở Việt Nam, bolero được viết với nhịp chậm rãi hơn. Nhạc bolero ở Cuba thường mang nhịp 2/4, tốc độ khoảng 96-104 phách/phút (beats per minute - bpm). Nhạc bolero ở Việt Nam thường viết ở tông thứ, nhịp 4/4 và chơi ở tốc độ khoảng 60 bpm, tương đương tốc độ các bài ca cổ, cải lương của người dân miền Nam.
Đỉnh cao của nghệ thuật bolero được cho là ca khúc Bésame Mucho (nghệ sĩ Mexico Consuelo Velázquez, 1932), từng được Nat King Cole, Frank Sinatra và The Beatles cover. Ca khúc được nhạc sĩ Trường Kỳ đặt lời tiếng Việt với tựa đề Yêu nhau đi, Y Vân đặt lời dưới nhan đề Đời là giấc mơ và Phong Vũ với tên Giấc mơ xưa.
Mạnh Quỳnh: Bolero là dòng nhạc muôn đời |
Đam mê, hãnh diện với Bolero |
H.B (t/h)
-
Châu Âu nhập khẩu lô hàng LNG đầu tiên từ Mexico
-
Kế hoạch năng lượng sạch của tân Tổng thống Mexico bị coi là "viển vông"
-
“Cảm xúc tháng 10”: Tái hiện lịch sử và vẻ đẹp Hà Nội qua âm nhạc
-
Lệnh tạm dừng cấp phép LNG của Hoa Kỳ thúc đẩy bùng nổ xuất khẩu ở Canada và Mexico
-
Mexico có thể phải nhập khẩu dầu thô và ngừng xuất khẩu sau năm 2030
-
“Việt Nam kiên cường” - Chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”
-
Petrovietnam và PVCFC đồng hành cùng Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”
-
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ước nguyện hòa bình: Bản hùng ca bất diệt”
-
Nhạc kịch “Shrek” trở lại Việt Nam với diện mạo mới
-
Tự hào chương trình nghệ thuật đặc biệt “Việt Nam - Khát vọng vươn xa”