Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải sau phản ánh của Dân trí

10:41 | 18/08/2023

52 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau phản ánh của Dân trí, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc Củ Chi, TP HCM.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thành lập đoàn kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực Tây Bắc huyện Củ Chi, TPHCM sau loạt bài phản ánh của báo Dân trí.

Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, sẽ kiểm tra cơ sở xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Công ty Cổ phần Vietstar.

Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải sau phản ánh của Dân trí - 1
Hình ảnh phát thải ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi, TPHCM (Ảnh: Hải Long).

Vừa qua, báo Dân trí đăng tải loạt bài phản ánh về thực trạng ô nhiễm môi trường xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TPHCM) những năm gần đây khiến người dân sống trong khốn khổ.

Hiện nay công suất xử lý rác của Công ty Tâm Sinh Nghĩa khoảng 1.000 tấn rác/ngày; nhà máy của Công ty Vietstar khoảng 2.000 tấn rác/ngày.

Các nhà máy của 2 doanh nghiệp này sử dụng dây chuyền công nghệ đốt rác phát điện để xử lý, thay thế việc chôn lấp thủ công như trước đây. Tuy nhiên, nhiều năm nay người dân địa phương vẫn "kêu trời" vì ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải.

Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải sau phản ánh của Dân trí - 2
Nước thải chưa được xử lý, đen ngòm đọng lại giữa bãi rác nhà máy Vietstar, bốc mùi hôi thối (Ảnh: Hải Long).

"Chôn lấp chất thải rắn rất dễ phát sinh ô nhiễm mùi"

Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cho thấy, bình quân mỗi ngày TPHCM có khoảng 9.800 tấn chất thải phát sinh, được điều phối về 4 đơn vị xử lý rác. Trong đó, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn huyện Củ Chi chịu trách nhiệm xử lý khoảng 3.200 tấn/ngày.

Với công nghệ xử lý rác có phần lạc hậu là đốt, ủ phân compost và chôn lấp, những cột khói khổng lồ mỗi khi đốt rác, dòng nước đen kịt bao phủ những con kênh kế cận là hình ảnh mà người dân tại khu vực này phải chứng kiến trong thời gian dài.

GS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam, cho biết TPHCM đã thu gom được trên 95% rác thải sinh hoạt; tỷ lệ này ở các tỉnh khác ở phía Nam từ 88-90%. "Nhưng rác thải chưa được phân loại tại nguồn, gây trở ngại cho xử lý chất thải rắn và từ đó gây ô nhiễm môi trường", ông Dũng nói.

Mặc dù, Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn về quy hoạch quản lý chất thải rắn, nhưng việc thực hiện như thế nào thì còn nhiều tồn tại, vì tỷ lệ chôn lấp rác thải hiện nay còn rất nhiều. Trong đó, TPHCM áp dụng công nghệ chôn lấp rác trên 70%, một số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trên 80% sử dụng công nghệ chôn lấp.

"Mà chôn lấp chất thải rắn rất dễ phát sinh ô nhiễm mùi của rác thải nếu chôn lấp không thực hiện đúng quy trình, nước rỉ rác gây ô nhiễm nước ngầm và các dòng sông gần đó", GS.TS Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

Chiến lược quản lý chất thải rắn ở Việt Nam quy định đến năm 2030 sẽ giảm dần, tiến tới không sử dụng công nghệ chôn lấp rác thải và phải áp dụng các công nghệ tái chế (tái chế rác hữu cơ, rác thải nhựa) hoặc đốt rác thải để chuyển hóa thành điện năng, nhiệt năng.

TPHCM đang trong quá trình thủ tục thực hiện nhiều dự án đốt rác thải thành điện năng nhưng còn không ít vướng mắc.

"Không chỉ ở TPHCM, mà rất nhiều địa phương trên cả nước, xung quanh các bãi chôn lấp rác đều có vấn đề về môi trường vì khoảng cách tới khu dân cư lân cận gần quá, dễ bị ô nhiễm do mùi, mất vệ sinh", ông Dũng cho hay.

Viện trưởng Viện Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, quy định pháp luật hiện hành đã yêu cầu từng bãi chôn lấp, xử lý rác thải phải thực hiện nghiêm chế độ quan trắc, xử lý chất thải ô nhiễm, gây mùi hôi và tránh nước rỉ rác.

"Cơ quan quản lý môi trường địa phương thực hiện giám sát, có chế tài xử phạt nếu chôn lấp không hợp vệ sinh", ông Dũng nêu quan điểm.

Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải sau phản ánh của Dân trí - 3
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc hình thành năm 2003. Những năm gần đây, ô nhiễm do hai khu xử lý rác này gây ra trở nên nghiêm trọng, người dân bức xúc (Ảnh: Hải Long).

"Nếu không có biện pháp căn cơ, người dân còn tiếp tục có ý kiến"

TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết Luật Khoa học công nghệ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá về công nghệ đốt rác thải; chôn lấp rác do Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn. Tuy nhiên, việc thực hiện trên thực tế như thế nào lại là chuyện khác.

Trước việc Dân trí liên tục phản ánh về những cơ sở xử lý rác thải ở TPHCM và các tỉnh phía Nam bị người dân địa phương phản ứng vì gây ô nhiễm, ông Tùng cho rằng cơ quan chức năng cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của chủ đầu tư.

"Dù biết rằng việc kiểm tra khí thải, nước rỉ rác không hề dễ dàng nhưng cơ quan chức năng phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên, yêu cầu chủ đầu tư xử lý đúng theo cam kết, công khai kết quả quan trắc, thậm chí mời các nhà khoa học đánh giá các dữ liệu đó", ông Tùng nêu quan điểm.

Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam phản ánh, việc để xảy ra ô nhiễm mùi xung quanh các nhà máy xử lý rác thải không phải "ngày một ngày hai", nếu không có biện pháp căn cơ thì còn kéo dài, dẫn đến người dân không thể chịu nổi nữa, và sẽ tiếp tục có ý kiến.

Ông ví dụ chuyện ở khu vực bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), người dân phản ứng nhiều năm cũng là chuyện cực chẳng đã vì chính quyền hứa nhiều lần nhưng không làm được bao nhiêu. Xung đột ở các bãi rác hoặc nơi chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sẽ luôn trở thành "điểm nóng", bởi không nơi nào muốn có bãi rác.

Vì thế, không chỉ TPHCM mà các địa phương khác cũng phải tính toán đồng bộ các giải pháp về lâu dài, nếu không chôn lấp rác thải nữa thì phải có công nghệ, nhà máy đốt rác phát điện.

"Phải chú ý các vấn đề khí thải nữa, đừng tham rẻ để cho phép lựa chọn công nghệ kém, để rồi lại phải chịu cảnh từ ô nhiễm này sang ô nhiễm khác", ông Tùng nêu quan điểm.

Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phân tích, hiện nay có một vài công nghệ đốt rác nên phải kỹ càng khi đánh giá tác động môi trường (ĐTM), nhất là kiểm soát khâu vận hành.

Ông Tùng đề nghị các bộ ngành liên quan cần sớm ban hành tiêu chuẩn về kỹ thuật để các địa phương dựa vào đó lựa chọn "đầu bài" chuẩn xác. "Có vẻ nhiều địa phương đang lúng túng về lựa chọn công nghệ.

Muốn tháo gỡ được phải có tiêu chí về công nghệ rõ ràng, từ đó mới lựa chọn đúng được công nghệ xử lý rác thải trong tương lai. Bên cạnh đó phải nâng cao năng lực quản lý, vận hành như thế nào cho đạt hiệu quả, kinh nghiệm của các nước đều có rồi", ông Tùng nói.

"Tôi hỏi nhiều nhà quản lý, khoa học thì bảo lên nhà máy đó, nhà máy đó thì thấy sạch lắm, nhưng không biết chuyện gì xảy ở đằng sau, cách làm như thế nào", ông nêu tiếp thực tế.

Bộ TN-MT kiểm tra các điểm xử lý rác thải sau phản ánh của Dân trí - 4
Nằm cách Khu xử lý rác liên hợp Tây Bắc chừng 200m là khu dân cư của khoảng 20 hộ dân thuộc xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi). Đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc ô nhiễm không khí, nguồn nước từ các bãi rác (Ảnh: Hải Long).

GS.TS Nguyễn Hữu Dũng đề nghị các bộ ngành, địa phương nhanh chóng ban hành quy định về định mức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải bởi quy định hiện nay đã quá lạc hậu.

Việc này càng trở nên cần kíp hơn khi Luật Bảo vệ môi trường quy định tới cuối 2024 phải thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Hơn nữa, nhằm tránh tình trạng khống chế suất đầu tư nên công nghệ mới về xử lý rác thải rất khó nhập vào Việt Nam như hiện nay, theo ông Dũng, cơ quan chức năng phải tính lại mức đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xử lý rác thải.

"Các vấn đề này phải sớm ban hành quy định, công khai thông tin, chính sách ưu tiên thì nhà đầu tư mới hào hứng tham gia vào công cuộc xử lý chất thải rắn", GS.TS Nguyễn Hữu Dũng kỳ vọng.

Kiểm tra định kỳ và đột xuất các điểm nóng môi trường

Báo cáo hiện trạng ô nhiễm môi trường trên cả nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây cho thấy, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ tại nhiều địa phương.

Dân số gia tăng đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải, nhất là chất thải rắn sinh hoạt. Cả nước có trên 900 bãi chôn lấp chất thải rắn hoặc tập kết chất thải cấp xã. Tại nhiều bãi rác lộ thiên diễn ra hoạt động đốt rác thải, phát sinh NOx , CO, SOx , HCl, HF, tro và một số chất độc hại khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại những thời điểm nhất định.

Hiện nay, chưa có số liệu cụ thể về tải lượng phát thải các chất khí từ hoạt động đốt rác này. Bên cạnh đó, dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí gây mùi khó chịu như NH3, H2S, mercaptan…

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, trong giai đoạn từ nay tới 2030 ở các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội,... cần kiềm chế tốc độ "bê tông hóa" tại đô thị, các công trình giao thông, công trình xây dựng phải được che chắn, giảm thiểu đến mức tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tiến hành thống kê, đánh giá hiện trạng các điểm nóng xảy ra ô nhiễm không khí do bụi và khí thải có nồng độ các thông số vượt ngưỡng quy định về môi trường.

Thậm chí phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các điểm nóng môi trường. Xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiên quyết xử lý nghiêm theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật.

Theo Dân trí

Tập huấn và hỗ trợ năng lực nghề nghiệp cho các vựa phế liệu và người thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố Vũng TàuTập huấn và hỗ trợ năng lực nghề nghiệp cho các vựa phế liệu và người thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
COP 26 - Ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm quốc tế đến các dự án điện than tại Việt Nam và Giá trị “vàng” của thương hiệu Bảo hiểm PVICOP 26 - Ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm quốc tế đến các dự án điện than tại Việt Nam và Giá trị “vàng” của thương hiệu Bảo hiểm PVI
Tàu thuyền mắc cạn giữa Tàu thuyền mắc cạn giữa "biển" rác thải ở Quảng Ngãi
Vì sao Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ các quốc gia khác?Vì sao Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ các quốc gia khác?